"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
0
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.

Với đa dạng các phương thức xét tuyển, nhiều kỳ thi riêng được tổ chức mở ra nhiều cơ hội vào đại học của học sinh. Tuy nhiên điều này cũng tạo ra sự mất cân đối trong tuyển sinh cao đẳng, đại học, nhiều trường cao đẳng nhiều năm liền khó tuyển đủ chỉ tiêu tạo ra khó khăn về nhiều mặt.

Theo các chuyên gia việc không đảm bảo đầu ra, không có cơ chế mở trong giáo dục là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Đặng Minh Tuấn – Giảng viên khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cho rằng, việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cần có sự tham gia cả hệ thống trung cấp, cao đẳng và đại học.

"Trong nhiều năm hệ thống giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót khi mất đi một nguồn đào tạo lớn, chất lượng cao. Quan niệm hiện nay còn sính đại học, điều này rất sai lầm, ở bậc đại học các em phải học 4 năm trong khi nhiều học sinh có những năng lực cụ thể thì phải phát triển theo hướng giáo dục nghề nghiệp chỉ cần 1-2 năm là có thể làm việc được ngay”, ông Tuấn bày tỏ.

Giáo dục - 'Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót'

Hiện nay, học sinh không mặn mà chọn học bậc cao đẳng.

Theo chuyên gia, để tránh lãng phí cần phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp một cách toàn diện, chất lượng cao và chuyên sâu vào kỹ thuật, công nghệ, môi trường,… là những ngành cần cung cấp nguồn lực có tay nghề.

Ngoài ra, cũng rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng. “Có những việc, vị trí việc làm không cần đến bậc đại học, nhà tuyển dụng phải hiểu rõ ở vị trí nào thì cần trung cấp hay cao đẳng. Nếu muốn trình độ bậc cao thì phải trả mức lương tương xứng, như vậy thì chắc chắn sẽ có sự phân hoá”, ông Đặng Minh Tuấn đưa ra giải pháp.

Còn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần tự tìm hướng đi cho mình bằng cách nâng cao tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm sớm, tìm đầu ra cho các em thì chắc chắn sẽ có nguồn tuyển sinh.

“Chúng ta cũng cần truyền thông nhằm phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề chất lượng cao. Tránh thực trạng như hiện nay còn sính danh, sính bằng cấp, bỏ quan điểm học đại học giỏi hơn người học trung cấp, trong khi lại dễ dàng bước vào cách cổng đại học”, ông Đặng Minh Tuấn nói.

Giáo dục - 'Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót' (Hình 2).

TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Còn theo TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, còn nhiều rào cản khiến người học e ngại việc phải chọn học cao đẳng hay các trường nghề.

Cụ thể, chuyên gia đánh giá xu hướng chung của thế giới hiện nay cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nằm trong cùng một bậc học là giáo dục đại học, với nguyên tắc từ cao đẳng có thể học liên thông lên các bậc cao hơn tuỳ thuộc vào năng lực, tài chính của người học - đây là cơ chế mở trong giáo dục đại học.

Nếu như vậy, học sinh sẽ không ngại ngần ngại nếu chọn học cao đẳng hay đại học vì sẽ có cơ hội rộng mở để học tiếp các trình độ tiếp theo.

Tuy nhiên, ở Việt Nam lại không giống như vậy. “Hiện nay vẫn còn khá nhiều vướng mắc trong câu chuyện liên thông, các trường cao đẳng hiện nay đi theo hướng nghề nghiệp, điều này tạo ra thế khó, rào cạn cho học sinh muốn học liên thông và dẫn đến việc khó tuyển sinh ở bậc học này”, TS.Lê Viết Khuyến cho hay.

Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp trong năm 2023, công tác tuyển sinh của ước đạt 2.295.000 người (đạt 100% kế hoạch năm), trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp là 530.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 1.765.000 người. Đây là kết quả có tín hiệu tích cực, thực hiện việc phân luồng tốt hơn, đặc biệt là tuyển sinh được nhiều học sinh, sinh viên đăng ký học các ngành, nghề trọng điểm mũi nhọn.

Về mạng lưới cơ sở GDNN, hiện nay, cả nước có 1.886 cơ sở GDNN gồm: 399 trường cao đẳng, 429 trường trung cấp và 1.058 trung tâm GDNN. Tổng số cơ sở GDNN ngoài công lập là 684 cơ sở (chiếm 36,2%) . So với thời điểm ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW, cả nước đã giảm 181 cơ sở GDNN công lập (giảm 14%).

Tuyển sinh vào 10 tại Hà Nội: Những lưu ý "vàng" thí sinh không nên bỏ qua

Chủ nhật, 21/04/2024 | 12:23
Năm nay, Hà Nội có khoảng 133.000 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng hơn 5.000 so với năm ngoái.

Hiểu đúng về ngành logistics để tăng cơ hội trúng tuyển đại học

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:46
Ngoài kiến thức kinh tế, các em sinh viên phải có chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ mới có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành logistics.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.
Cùng tác giả

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.
Cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.
     
Nổi bật trong ngày

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Hải Phòng: Công an vào cuộc vụ cháu bé nghi bị bạo hành tại trường mầm non

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:04
Vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã yêu cầu quận Lê Chân chỉ đạo công an sở tại vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân cháu bé N.H.N (5 tuổi) bầm tím khắp lưng sau khi tan lớp về nhà.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...