Giới trẻ Việt chưa biết hoạch định chi tiêu phù hợp

Giới trẻ Việt chưa biết hoạch định chi tiêu phù hợp

Thứ 6, 20/10/2017 | 11:24
0
Có những sinh viên tiếc tiền mua 1 cuốn sách, sẵn sàng dùng 1 cuốn sách phô tô với giá rẻ hơn nhưng lại không tiếc tiền uống một cốc trà sữa với giá tiền tương đương.

Nhiều sinh viên và các bạn trẻ mới đi làm sẵn sàng uống một ly trà sữa giá 50-60.000 đồng. Lại có cảnh sinh viên xếp hàng mua cơm từ thiện với giá 2.000 đồng. Vì sĩ diện, thích thể hiện, thỏa mãn sở thích cá nhân hay không có lòng tự trọng... đó là những đánh giá của người ngoài cuộc.

Nên chăng, dùng thước đo đạo đức để đánh giá cách người ta dùng tiền của mình?

Đa chiều - Giới trẻ Việt chưa biết hoạch định chi tiêu phù hợp

Chuyện sinh viên xếp hàng mua cơm từ thiện 2 nghìn đồng gây tranh cãi.

Với tôi đó là biểu hiện của việc những người trẻ chưa biết cách hoạch định chi tiêu của mình phù hợp. Người trẻ Việt tiếp xúc với tiền bạc rất muộn, kiếm được tiền để tự tiêu dùng lại càng muộn hơn. Cha mẹ, trường lớp rất ít nếu không nói là không bao giờ dạy cách các bạn trẻ tiêu tiền.

Trong suy nghĩ của nhiều người đồng tiền mang nhiều ý nghĩa tiêu cực, con người tiếp xúc với tiền bạc càng sớm thì càng dễ bị đồng tiền tha hóa đánh mất bản chất tốt đẹp. Con người dùng tiền bạc để ứng xử sẽ không có tình người. Vì thế, có những bạn trẻ 18 tuổi rồi đến tốt nghiệp đại học vẫn tiêu tiền của cha mẹ.

Đó mới chỉ là tiêu tiền còn làm đồng tiền đó sinh sôi lại là chuyện khác.

Chúng ta biết đến câu chuyện người Do Thái dạy con lập kế hoạch chi tiêu và chịu trách nhiệm với đồng tiền của mình từ rất nhỏ: Ban đầu là nhận biết tiền, kỹ năng cầm tiền đến kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính. Cuộc sống có nhiều mục đích phải chi tiêu như sinh hoạt hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư và đóng thuế. Họ sẽ dành 5 đồng cho sinh hoạt hàng ngày, 2 đồng cho đầu tư, và 1 đồng cho các mục đích còn lại.

Một sinh viên hào phóng dành 200 – 500.000 đồng một tháng chỉ để uống trà sữa, dành 2 triệu đến 4 triệu cho sinh hoạt như tiền phòng, tiền ăn, tiền đi lại, sách vở, trang phục... điều đó đồng nghĩa với việc 1 tháng sinh viên đó phải có thu nhập từ 4 đến 8 triệu đồng.

Nói cách khác, nếu lương tháng của bạn là 8 triệu thì mỗi tuần uống 2 cốc trà sữa là chuyện bình thường. Và nếu bạn chỉ có thu nhập 1 triệu 1 tháng thì việc xếp hàng mua cơm 2. 000 đồng cũng là hợp lý.

Thu nhập của mỗi người có thể chia thành 3 phần một phần dành cho chi tiêu, hưởng thụ cuộc sống hiện tại, một phần dành cho đầu tư, mua sắm các tài sản nhằm tạo thêm thu nhập trong tương lai và một phần còn lại để chia sẻ lợi ích cộng đồng.

Đa chiều - Giới trẻ Việt chưa biết hoạch định chi tiêu phù hợp (Hình 2).

Giới trẻ Việt đã biết hoạch định chi tiêu phù hợp? (Ảnh minh họa).

Sai lầm của các bạn trẻ là nhiều khi chỉ nghĩ đến phần chi tiêu, hưởng thụ cuộc sống mà không dành cho đầu tư mua sắm các tài sản. Các bạn trẻ chưa phân biệt được giữa tài sản và tiêu sản. Tài sản là những thứ có thể làm tăng thêm thu nhập của bạn, tiêu sản là những thứ làm tăng thêm chi phí bạn phải bỏ ra. Nếu phải lựa chọn đầu tư hãy đầu tư cho một tài sản thay vì một tiêu sản. Chiếc máy tính để biên soạn, thiết kế, lập trình thì đó là tài sản, một chiếc máy tính để chơi game, nghe nhạc thì đó là tiêu sản.

Mua 1 cốc trà sữa, chi tiền cho một món ăn vặt sẽ làm túi tiền bạn vơi đi. Mua 1 cuốn sách, tham gia một khóa học sẽ trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bạn thêm vốn sống để thành công đó là tài sản là sự đầu tư lâu dài và cực kỳ quan trọng. Có những sinh viên tiếc tiền mua 1 cuốn sách sẵn sàng dùng 1 cuốn sách phô tô với giá rẻ hơn nhưng lại không tiếc tiền uống một cốc trà sữa với giá tiền tương đương. 

Tất nhiên những ai từng trải qua thời kỳ sinh viên đều hiểu cuộc sống của sinh viên rất khó khăn, kinh tế và thu nhập hạn chế. Chúng ta có thể thông cảm cho sinh viên trong việc hoạch định chi tiêu của bản thân. Không ai có thể đánh giá đạo đức người khác qua cách họ sử dụng tiền. Nhưng cách sử dụng tiền chưa hiệu quả, sử dụng tùy tiện không có kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến chính tương lai của bạn.

Các bạn trẻ hãy biết làm chủ cuộc sống từ việc làm chủ chi tiêu.

Trịnh Quỳnh

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Đừng sỉ nhục các bạn sinh viên chỉ vì suất cơm 2.000 đồng

Chủ nhật, 15/10/2017 | 09:00
Đừng nhìn thấy các bạn sinh viên đi ăn cơm 2.000 đồng mà vội phê phán, sỉ nhục họ khi chưa biết rõ họ là ai, họ đến ăn vì mục đích gì?

Ai nói sinh viên ăn cơm 2.000 đồng là không có lòng tự trọng?

Thứ 7, 14/10/2017 | 19:00
Sinh viên không phải người nghèo và không được bước vào quán cơm từ thiện 2.000 đồng?

Vì sao chúng ta thích uống trà sữa?

Thứ 4, 11/10/2017 | 06:00
Những người bạn tôi nói nếu không uống trà sữa, họ không biết uống thứ gì khác.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Hiểu như thế nào về thực hành đức tin?

Thứ 7, 18/05/2024 | 07:00
Câu chuyện được cộng đồng quan tâm trong mấy ngày vừa qua, liên quan đến "thầy Thích Minh Tuệ", có lẽ cũng là câu chuyện được tôi quan tâm từ nhiều năm trước. Đó là: Con người thực hành đức tin như thế nào?

Tít mù giá vé máy bay

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Có một thực tế là, lâu nay đã mặc định là, phàm những người đã đi máy bay là người có điều kiện, đi máy bay là tầng lớp trên, nên chuyện đắt rẻ không thành vấn đề.

Niềm tin đáng giá bao nhiêu?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Có lẽ, nhiều người trong chúng ta đều đôi lần tự hỏi: Ta có nên tin?

Mạo danh công an để lừa đảo, kẻ lừa đảo "vuốt râu hùm"

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:10
Nhiều bản tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cho biết đã rất nhiều người bị lừa, không phải lừa ít, mà nhiều tỷ đồng, lừa nhiều nấc, tới lừa... toàn diện.

Đâu là giá trị văn chương?...

Thứ 3, 14/05/2024 | 07:00
Đâu là giá trị đích thực của văn chương? Đâu là rào cản tâm lý (cùng một tác phẩm, nhưng ở những nền văn hóa khác nhau thì được đón nhận – tiếp nhận khác nhau)?