Nhóm Đối thoại Giáo dục gồm 12 nhà khoa học đứng đầu là GS Ngô Bảo Châu đã nghiên cứu 3 năm để đưa ra bản kiến nghị 8.000 từ này, trong đó tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính về giáo dục đại học Việt Nam.
GS Ngô Bảo Châu cùng nhóm Đối thoại Giáo dục đã hoàn thành bản kiến nghị dài 8.000 từ về giáo dục đại học Việt Nam gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong bản kiến nghị đã chỉ ra, nội dung cải cách tài chính với vấn đề mấu chốt là tự chủ đại học chính một điểm nghẽn được cho là khiến giáo dục đại học của Việt Nam mãi vẫn chưa bứt lên được.
Bản kiến nghị của nhóm Đối thoại Giáo dục cho rằng, việc giữ mức học phí thấp để người nghèo có thể tiếp cận cánh cổng vào đại học là một chủ trương sai lầm. Theo đó, học phí thấp làm cho các trường không có đủ nguồn thu để cấp học bổng cho sinh viên nghèo. Thứ hai, học phí thấp dẫn đến đa số nguồn lực của trường phải dựa vào ngân sách nhà nước. Vì hai lý do này, chỉ sinh viên từ gia đình khá giả mới đi học đại học được, và chi phí đào tạo các sinh viên này lại được nhà nước bao cấp là chủ yếu. Điều đó dẫn đến bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học giữa người giàu và người nghèo.
Đây là một trong 3 vấn đề lớn về tài chính giáo dục đại học Việt Nam đang phải đối mặt bên cạnh thiếu kinh phí và thiếu tự chủ.
Hiện trạng của các trường đại học Việt Nam hiện nay là thiếu kinh phí một cách trầm trọng; Mức học phí cho các trường công cũng rất thấp; Và các nguồn thu khác như nguồn thu từ dịch vụ, nguồn thu từ dịch vụ khoa học, công nghệ, từ viện trợ, tài trợ, hiến tặng cũng quá thấp. Điều này dẫn đến hệ quả chất lượng đào tạo suy giảm, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu và xuống cấp, các trường phải tăng số lượng sinh viên và mở rộng các hệ đào tạo phi chính quy làm giảng viên quá tải, không còn đủ thời gian dành cho ng