Gửi anh Lợi!
Chiến tranh đã đi qua nhưng nỗi đau còn đó. Tôi vẫn không thể nào quên những ngày tháng mưa bom bão đạn trong chiến tranh giải phóng miền Nam. Khi ấy tôi là cậu trai 18, vừa mới tốt nghiệp cấp ba ở quê nhà đã làm đơn xin tòng quân ra trận. Trong ký ức của tôi, những chiều mưa rừng U Minh vẫn còn tiếng bom dội, đạn rơi. Đâu đó trong cơn sốt rét đồng đội tôi vẫn mơ về ngày hòa bình, trở lại quê nhà. Cũng chẳng thể nào quên những nỗi đau xé lòng khi phải tự tay vùi đồng đội vào đất để tiếp tục chiến đấu.
Đại tá Mai Hữu Hiệp- nguyên giảng viên HV Phòng không- Không quân
Hòa bình lập lại, tôi ở lại quân ngũ, tiếp tục đời binh nghiệp để trở thành giảng viên Học viện Phòng không - Không quân. Anh biết đấy, những người đàn ông xa vợ, sau giờ làm chúng tôi thành bơ vơ. Bạn bè tôi là phi công cũng rất nhiều, anh em thường thường sum vầy.
Kẻ đi chợ người nấu ăn, vất vả, vụng về và thiếu thốn nhưng chưa bao giờ thiếu tiếng cười, thiếu tình đồng đội. Bữa cơm rau luôn ngập chuyện quê nhà, chuyện vợ con, chuyện trăn trở vụn vặn, chuyện xây cái nhà hay mua cái xe mới để vợ đi làm và đưa con đi học…
Ngày ấy, ngoài giờ dạy ở trường, tôi còn đi “sửa ti vi” dạo quanh cả khu học viện ở Sơn Tây. Nói không đùa chứ ngày ấy cứ đến chợ Nghệ mà hỏi “thầy Hiệp sửa tivi” thì ai cũng biết. Cứ thế cuộc đời của tôi đi qua bằng những tháng năm xa vợ con, xa gia đình…
Lại nhắc chuyện máy bay rơi mấy ngày qua, kì thực tôi cũng đau xót lắm. Chẳng máu mủ ruột già nhưng dù sao cũng là người đồng chí. Cậu ấy là lính khi thời bình còn tôi đã đi qua cả lúc mưa bom bão đạn cho tới ngày “đất nước nở hoa”. Nhưng có khác gì đâu, bởi đời lính luôn lắm phong ba, lắm thiếu thốn và khát thèm tình cảm gia đình. Chuyện hy sinh là điều tất yếu, mà bất kì chúng tôi, khi ký giấy tòng quân luô