Nội bộ gia đình Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nổi sóng gió khi hai người em của Thủ tướng nói rằng họ cảm thấy lo ngại khi anh trai của của mình đang lạm dụng quyền lực.
Ông Lý Hiển Long ngay lập tức bày tỏ sự không hài lòng khi các em của mình "công khai các vấn đề gia đình riêng tư".
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 với tờ Straits Times , ông Lý Quang Diệu nói không muốn thấy người dân thường xuyên qua lại viếng thăm ngôi nhà của mình.
Những người em của Lý Hiển Long nói rằng thay vì đi theo ý muốn của cha, ngài thủ tướng hiện tại đang lên kế hoạch giữ lại ngôi nhà “nhằm tăng cường vị thế chính trị” cho bản thân. Họ cho rằng ngôi nhà sẽ cho anh trai “kế thừa một tượng đài hữu hình về quyền lực của Lý Quang Diệu".
Trong tuyên bố hôm 14/6, Thủ tướng Singapore nói: "Tôi sẽ làm hết sức mình để tiếp tục làm đúng ý nguyện của cha mẹ. Đồng thời, tôi sẽ tiếp tục phục vụ người Singapore một cách trung thực và hết sức trong khả năng của tôi”.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu được vinh danh là nhà lãnh đạo có công lớn trong việc đưa Singapore từ một quốc gia khó khăn trở thành nền kinh tế hàng đầu châu Á.
Ông nổi tiếng là người có phong cách điều hành mạnh mẽ, quyết đoán trong suốt nhiệm kỳ 31 năm làm thủ tướng từ năm 1959 đến năm 1990.
Thủ tướng Lý Hiển Long đã kế nhiệm chiếc ghế thủ tướng từ người tiền nhiệm Ngô Tác Đống vào năm 2004.
Garry Rodan, chuyên gia nghiên cứu về chính trị Singapore nói trên SCMP rằng cuộc tranh cãi trong gia đình họ Lý “không hẳn cho thấy sự chia rẽ giữa các thành viên”.
Rodan, giáo sư chính trị của Đại học Murdoch, Australia, cho biết: “Những tuyên bố từ ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vỹ Linh có thể bị phe đối lập với đảng Nhân dân hành động lợi dụng nhằm gây sức ép lên ông Lý Hiển Long".
Đọc thêm>>> Triều Tiên từng khiến quân đội Mỹ thua thảm hại như thế nào?
Quốc Vinh