Hạn chế nhập cư Đà Nẵng "không trái luật"

Hạn chế nhập cư Đà Nẵng "không trái luật"

Thứ 5, 27/12/2012 23:54

HĐND TP Đà Nẵng vừa ban hành một nghị quyết nhằm hạn chế nhập cư vào thành phố này, theo ông Nguyễn Bá Sơn, giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng là "không trái luật".

Ông Sơn trả lời báo Công an Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng hiện đang phấn đấu xây dựng một “thành phố đáng sống” vì vậy chất lượng dân cư, chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng.

Nhịp sống - Hạn chế nhập cư Đà Nẵng 'không trái luật'

"Chính quyền TP rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận đối với những người có thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển lâu dài của Đà Nẵng trong tương lai như: có trình độ văn hóa, có nghề nghiệp, có công ăn việc làm ổn định, nhà ở... Điều này cũng đồng nghĩa với việc những người không nhà cửa, ở nhà thuê, mượn, ở nhờ, không nghề nghiệp, không công ăn việc làm, nhân thân không tốt, không đảm bảo được yêu cầu phát triển chung của xã hội, có thể gây bất ổn cho xã hội,... thì phải được rà soát, xem xét lại cân nhắc cụ thể từng trường hợp và như vậy chắc chắn sẽ bị hạn chế"

Ông Nguyễn Bá Sơn biện luận, việc tạm dừng giải quyết nhập cư này không có một mục tiêu và bản thân việc này càng không phải là một mục tiêu, mà đây là một giải pháp nằm trong hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu về đảm bảo chất lượng y tế, giáo dục, giảm ách tắc giao thông, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an sinh xã hội... góp phần xây dựng Đà Nẵng “... trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống...”.

Thứ nhất: Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 23-11-2011 của HĐND có đoạn “... Trong khi chờ xin ý kiến của T.Ư về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật Cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ, không có nghề nghiệp ổn định...”;

Thứ hai: Điều 12 Luật Cư trú quy định nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống...; Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú...có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Thứ ba: Khoản 3 Điều 6 Luật Cư trú quy định giao trách nhiệm của UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về cư trú tại địa phương theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.

Thứ tư: Khoản 3 Điều 26 Luật Tổ chức HĐND và UBND cũng có quy định trao cho HĐND các địa phương quyền quyết định biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống nhân dân trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững của một đô thị.

Ông Nguyễn Bá Sơn, giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng

PV


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.