Hàn gắn chưa xong, ông Trump lại tiếp tục 'chọc giận' Trung Quốc

Hàn gắn chưa xong, ông Trump lại tiếp tục 'chọc giận' Trung Quốc

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Chủ nhật, 12/02/2017 09:49

Tuyên bố của ông Trump về việc ủng hộ Nhật Bản trong các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Shinzo Abe có thể tiếp tục khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh mích lòng.

Hôm 11/2, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã khẳng định tiếp tục các cam kết về hỗ trợ an ninh và hợp tác kinh tế chặt chẽ với Nhật Bản.

Tuyên bố của nhà lãnh đạo nước Mỹ được cho là bất ngờ khi trong chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, ông Trump cảnh báo sẽ rút lại sự bảo hộ của mình dành cho Tokyo khi nói rằng đồng minh châu Á của mình hưởng lợi những không chịu chia sẻ chi phí quốc phòng.

Tiêu điểm - Hàn gắn chưa xong, ông Trump lại tiếp tục 'chọc giận' Trung Quốc

Cuộc gặp lần thứ hai của Thủ tướng Shinzo Abe với Tổng thống Donald Trump được cho là đã mang lại nhiều thành công.

"Mối liên hệ giữa hai nước chúng ta và tình hữu nghị giữa hai dân tộc là rất, rất sâu đậm", ông Trump cho biết tại một cuộc họp báo chung với ông Abe trong chuyến thăm lần thứ hai của nhà lãnh đạo Nhật Bản, đồng thời khẳng định: "Chính quyền mới cam kết mang đến những mối quan hệ gần gũi hơn. Chúng tôi cam kết hỗ trợ an ninh cho Nhật Bản và tăng cường hơn nữa liên minh rất quan trọng này".

Sau nhiều lần đặt câu hỏi vê các hiệp ước quốc phòng với các đồng minh ở châu Á, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã khẳng định với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rằng sẽ tiếp tục cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Tokyo khỏi các cuộc tấn công hạt nhân hoặc các hành động quân sự khác. 

Theo New York Times, để níu giữ lại những giá trị mà Mỹ duy trì ở hiện tại đối với mình, Thủ tướng Abe đã cam kết Nhật Bản sẽ giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ, với hy vọng sẽ thuyết phục ông Trump bớt phàn nàn về các vấn đề kinh tế và tiếp tục đứng trong liên minh.

Ông Trump cũng tái khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Nhật Bản trong các vấn đề quốc tế, bao gồm cả các tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Tuyên bố nêu rõ, Mỹ và Nhật Bản "phản đối các hành động đơn phương nhằm làm suy yếu sự quản lý của Nhật Bản tại các hòn đảo này”.

Thông điệp chung lần này được coi như một chiến thắng bước đầu đối với Tokyo và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi tiếp tục giành được sự tin cậy từ chính quyền mới của nước Mỹ sau những biến chuyển thời gian qua. Đồng thời gửi đi thông điệp rằng mối quan hệ đồng minh lâu năm Mỹ-Nhật sẽ luôn bền vững dù tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một mở rộng.

Tiêu điểm - Hàn gắn chưa xong, ông Trump lại tiếp tục 'chọc giận' Trung Quốc (Hình 2).

Tổng thống Trump bất ngờ có động thái hòa dịu với Trung Quốc.

Thủ tướng Shinzo Abe là lãnh đạo nước ngoài có cuộc gặp đầu tiên với Donald Trump ngay sau khi ông giành chiến thắng chính thức trong cuộc bầu cử năm ngoái. Trước khi có chuyến thăm lần này, cả hai nhà lãnh đạo đã có nhiều cuộc điện đàm với nhau. Sự cố gắng trong việc “đi trước đón đầu”, cải thiện quan hệ với chính quyền mới nước Mỹ của ông Abe được cho là đã thu về “trái ngọt”.

Về phía ngược lại, tổng thống mới của nước Mỹ đã mang tới màn khởi đầu lạnh giá trong quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã không hài lòng trước việc ông Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cũng như đe đọa phá vỡ chính sách "Một Trung Quốc" mà Washington đã tôn trọng nhiều năm.

Sau hơn hai tháng khiến tình hình căng thẳng, ông Trump đã có một cuộc gọi "hàn gắn" với người đồng cấp Tập Cận Bình vào tối 9/2, trong đó nêu rõ sự ủng hộ về chính sách "Một Trung Quốc" theo đúng kiến nghị của giới lãnh đạo Bắc Kinh trước đó.

"Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện rất suôn sẻ đêm qua và thảo luận rất nhiều vấn đề", ông Trump cho biết. Ông mong đợi cả hai nước sẽ có một sân chơi công bằng hơn về thương mại và tiền tệ. "Tôi tin rằng tất cả sẽ mang lại điều tốt đẹp cho mọi người, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước trong khu vực", ông nói.

Chuyên gia Matt Goodman, cố vấn cấp cao về kinh tế châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) bình luận rằng đây là một động thái “đầy bất ngờ”. Sự bất ngờ ở đây chính là việc ông Trump sẵn sàng thay đổi lập trường của mình dù không nhận được bất kỳ sự nhượng bộ nào của Trung Quốc.

Thay vào đó, ông quay lại những tuyên bố quen thuộc lâu nay như, tránh đối đầu, khuyến khích hợp tác các bên trong việc gây dựng ổn định ở Biển Đông hay hợp tác tìm kiếm giải pháp cho mối đe doạ từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Theo chuyên gia Goodman, quyết định của Tổng thống Trump dường như được các cố vấn tại Nhà Trắng nghiên cứu kỹ lượng và đề xuất. Trong khi đó Giám đốc chương trình Quyền lực Trung Quốc thuộc CSIS, Bonnie Glaser nhận định, điều này xuất phát từ việc ông Trump cảm thấy không muốn phải trả một cái giá quá đắt chỉ vì từ chối chính sách "Một Trung Quốc".

Mặc dù vậy, theo tờ New York Times, trong khi sự bực tức của Bắc Kinh còn chưa nguôi ngoai, tuyên bố ủng hộ Nhật Bản chỉ một ngày sau đó có thể khiến Bắc Kinh nổi giận. Trung Quốc sẽ bắt đầu hoài nghi về việc ông Trump vẫn nhất quyết dành sự ưu ái cho Nhật Bản chứ không muốn có một sự “suôn sẻ” với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở châu Á. 

Đọc thêm>>> Marine Le Pen và sứ mệnh đưa nước Pháp rời EU

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.