Một thời lầm lỡ
Ngôi nhà của anh Nguyễn Văn Công (SN 1968, tại khu 6, Chương Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ) nằm thọt lỏm giữa bốn bề cây cối, trong khu vực dân cư thưa thớt. Gặp anh Công, người đàn ông có khuôn mặt phúc hậu không ai ngờ rằng, anh đã từng ngồi tù.
Anh Công kể: “Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh em, vì thế, tôi phải nghỉ học giữa chừng để ở nhà phụ giúp bố mẹ. Đến tuổi lấy vợ, tôi gặp N.T.T. - người cùng làng, vì có duyên với nhau, nên chúng tôi sớm kết thành vợ chồng. Rồi ba đứa con lần lượt chào đời, khiến cuộc sống vợ chồng tôi càng trở nên bế tắc. Cơm ăn đong từng bữa, nhiều hôm không có gì ngoài xoong cơm độn toàn chuối với khoai. Để có tiền nuôi con ăn học, tôi phải chạy vạy vay tiền khắp nơi...”.
Ngày ấy, dù cuộc sống khó khăn trăm bề, bữa đói bữa no, nhà dột nát nhìn thấu bầu trời, nhưng vợ chồng anh rất thương yêu nhau. Để có tiền nuôi vợ con, anh Công đã chấp nhận xa gia đình, lên Hà Giang tìm việc. Và sóng gió cũng từ đây ập đến tổ ấm của anh...
“Năm 2007, tôi lên Hà Giang làm thuê, cứ tưởng vợ ở nhà sẽ chu đáo chăm lo cho con cái, nhưng cô ấy lại để con bơ vơ, ngày ngày đến nhà một người đàn ông mất vợ trong làng làm việc. Người ta đồn vợ tôi “phải lòng” người ta, nhưng tôi không tin. Tôi hỏi, cô ấy cũng khẳng định là không có. Khi đó, tôi rất tin cô ấy”, anh Công kể.
Thời gian đầu, anh Công đi làm thuê, làm mướn để có gạo nuôi con. Rồi anh mượn ruộng của bà con để trồng lúa. Vườn rộng, anh cuốc đất trồng cỏ, sau đó được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho vay vốn, anh Công mua bò về nuôi. “Quả thực, lúc ra trại, với hai bàn tay trắng, tôi cũng sợ mình sẽ ngã quỵ. Nhưng rồi tôi tự động viên mình, đất không chê người mà chỉ có người chê đất thôi, chỉ cần mình chịu khó làm ăn thì con cái sau này sẽ đỡ khổ. Sống giữa vùng đất khô cằn, thời gian đầu, tôi trồng cây gì cũng chết hết, nhưng cây chết tôi lại trồng lại. Tôi vay mượn khắp xóm lấy tiền mua phân, đạm bón cho đất có dinh dưỡng nuôi cây tươi tốt. Bò không đủ cỏ ăn, tôi cùng ba con lên đồi cắt cỏ, có hôm tôi đi làm từ sáng đến tối mịt mới về”, anh Công chia sẻ.
Năm đầu tiên kinh tế vẫn khó khăn, hai đứa con anh nhiều lần xin bố nghỉ học nhưng anh không đồng ý. Anh mong muốn con mình được ăn học đàng hoàng. Hàng đêm nằm ôm con trong căn nhà rách nát, anh thương cho số phận mình, thương các con vẫn phải sống cảnh thiếu thốn. Khó khăn không khiến anh ngục ngã, sáng sớm anh lại vận chiếc áo đã bạc màu rồi lên đường đi kiếm tiền. Cứ thế, sang đến năm thứ 2 khi đàn bò lớn, bò mẹ đẻ bò con, anh đã quyết định bán bớt 4 con bò và vay mượn thêm để lấy tiền xây ngôi nhà mới cho các con đỡ khổ khi mưa gió.
Khi chúng tôi đến, anh Công đang dắt bò ra cho ăn. Nhìn người đàn ông cần mẫn chăm sóc tài sản của mình, nhìn ngôi nhà nhỏ nhưng vững chắc của bốn bố con anh Công, có thể thấy, những ngày khó khăn nhất trên hành trình làm lại cuộc đời của anh Công đã lùi xa. Anh nói với chúng tôi, trong cuộc đời ai cũng có những sai lầm nhưng quan trọng là biết sửa chữa cái sai. Đối với anh bây giờ, tài sản không chỉ có đàn bò, ruộng vườn, mà quan trọng hơn hết là ba đứa con.
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Nguyễn Kim Phong, Chỉ huy Trưởng, Ban chỉ huy quân sự xã Chương Xá (Cẩm Khê, Phú Thọ) cho biết: “Anh Nguyễn Văn Công vốn là người hiền lành, chịu khó làm ăn, nhưng do một phút nóng giận đã gây nên tội lỗi. Sau khi mãn hạn tù, anh Công đã được chính quyền địa phương giúp đỡ để tái hòa nhập với cộng đồng, phát triển kinh tế tốt”.
|
Còn nữa)
Xem thêm:
Hành trình thoát khỏi ‘nàng tiên nâu’ của những người đàn ông lầm lỡ
Mai Thu - Thanh Lam