Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
0
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Nga coi việc phát triển các nền tảng thanh toán thay thế cho các nền tảng của phương Tây là mục tiêu quan trọng khi nước này đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên BRICS.

Thông tin trên được Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với các Đài phát thanh Sputnik, Govorit Moskva và Komsomolskaya Pravda hôm 19/4.

“Một trong những mục tiêu là sự phân công từ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm ngoái cho các Bộ trưởng Tài chính, cũng như các Ngân hàng Trung ương, chuẩn bị các đề xuất về nền tảng thanh toán thay thế”, ông Lavrov cho biết.

“Điều này sẽ rất quan trọng để đảm bảo các mối quan hệ kinh tế, triển vọng kinh tế, những triển vọng này rất vững chắc, có rất nhiều kế hoạch… Phương Tây đang tự tay hủy hoại niềm tin vào hệ thống kinh tế toàn cầu mà họ từng tạo ra”, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nói.

Ngoài ra, ông Lavrov cho biết năm nay 250 sự kiện sẽ được tổ chức trong khuôn khổ BRICS để đảm bảo “sự gia nhập suôn sẻ của các thành viên mới vào nhóm”.

“Số lượng thành viên đã tăng gấp đôi và BRICS đã phát triển các truyền thống, quy trình hiểu biết, bao gồm văn hóa đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau và nhiều cơ cấu hoạt động trong nhiều năm tồn tại. Vì vậy, những thành viên mới này sẽ phù hợp không chỉ trong các sự kiện cấp Bộ và Hội nghị Thượng đỉnh mà còn tại các cuộc họp ngành liên quan đến công nghệ thông tin, nông nghiệp và ngân hàng”, ông cho biết thêm.

Thế giới - Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Hội nghị các lãnh đạo quốc hội BRICS tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, tháng 4/2024. Ảnh: Eurasia Review

BRICS hiện có 10 thành viên. Kể từ khi thành lập vào năm 2006, BRICS đã trải qua 2 giai đoạn mở rộng. Năm 2011, Nam Phi gia nhập nhóm ban đầu, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, khiến BRIC trở thành BRICS.

Trong đợt mở rộng thứ hai, Argentina là một trong 6 thành viên mới được mời gia nhập vào tháng 8 năm ngoái nhưng sau đó đã từ chối lời mời.

Từ ngày 1/1 năm nay, 5 thành viên mới chính thức tham gia các hoạt động của BRICS, bao gồm Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), và Ethiopia. Riêng Ả Rập Xê-út chưa chính thức xác nhận nhưng cũng không từ chối tham gia khối do Trung Quốc và Nga dẫn dắt.

BRICS sau khi mở rộng có ảnh hưởng “đáng gờm”. Hiện khối này bao gồm những nhà sản xuất dầu lớn nhất và những nhà tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới. Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát – chẳng hạn như đóng băng dự trữ đồng USD của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR), loại các ngân hàng Nga khỏi mạng lưới liên lạc liên ngân hàng quốc tế SWIFT, và cấm nhập khẩu dầu từ Moscow – đã khơi dậy sự quan tâm của nhiều quốc gia mới nổi đối với quá trình “phi USD hóa”.

“Một số quốc gia chủ yếu tìm cách giảm việc sử dụng đồng USD trong nền kinh tế của họ như một lá chắn chống lại sự hỗn loạn tài chính quốc tế”, bà Zongyuan Zoe Liu, tác giả một nghiên cứu về chủ đề này của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức tư vấn độc lập của Mỹ, cho biết. “Một số nước khác mong muốn thoát khỏi tính chất ngoài lãnh thổ của luật pháp Mỹ, vốn sử dụng đồng USD để áp đặt các biện pháp trừng phạt ở nước ngoài.

Minh Đức (Theo TASS, Le Monde)

“BRICS đã trở thành siêu cường về năng lượng”

Thứ 3, 02/04/2024 | 20:00
BRICS sau khi mở rộng bao gồm một số nhà sản xuất năng lượng lớn nhất hành tinh và một số nước tiêu dùng lớn nhất trong số các nước đang phát triển.

BRICS gặp “nút thắt” mới trong quá trình mở rộng thành viên

Thứ 2, 22/01/2024 | 11:19
Sau khi Argentina chính thức xác nhận từ chối lời mời, gần đây lại có các báo cáo mâu thuẫn về việc Ả Rập Xê-út có gia nhập nhóm BRICS hay không.

Chiến thắng cho Trung Quốc và Nga sau quyết định lịch sử của BRICS

Thứ 6, 25/08/2023 | 15:12
Việc BRICS mở rộng sẽ cho phép Trung Quốc tiếp tục hy vọng xây dựng một trật tự mới, và là một cơ hội to lớn cho Nga trong thời điểm bị cô lập hiện nay.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.