Giáo sư James Kraska đến từ trung tâm Nghiên cứu Luật Quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ ngày 10/8 đã đưa ra những nhận định trên tạp chí The Diplomat về việc Trung Quốc muốn xây dựng hạm đội tàu cá riêng cho lực lượng dân quân biển .
Giáo sư James Kraska (trái) trong cuộc gặp Phó Đô đốc Nhật Bản Kazuki Yamashita hồi đầu năm 2015.
Trung Quốc gần đây đã công khai kế hoạch xây dựng mạng lưới tàu cá trở thành lực lượng "dân quân biển" với vai trò bán quân sự trong thời bình và cũng như trường hợp xảy ra xung đột. Kế hoạch này sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN) một lực lượng đông đảo, hợp pháp và mang yếu tố cạnh tranh chiến lược.
Theo giáo sư James Kraska, lực lượng dân quân biển đã xóa đi sự phân biệt giữa tàu chiến và tàu dân sự trong luật hải chiến. Điều luật quy định việc bảo vệ hoạt động của tàu cá trong giai đoạn xảy ra xung đột.
Mặc dù các tàu chiến có thể tiếp cận tàu dân sự trong trường hợp nghi vấn có hỗ trợ đối phương nhưng với việc Trung Quốc thành lập lực lượng dân quân biển, sẽ rất khó thể phân biệt giữa các tàu cá và tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ cho PLAN .
Mặc dù lực lượng dân quân biển đóng vai trò quyết định trong chiến đấu, sự hiện diện của lực lượng này chắc chắn sẽ gây khó xử trong trường hợp xảy ra xung đột cũng như gây nên những tranh cãi.
Việc sử dụng tàu cá trong xung đột vũ trang từng được tòa án tối cao Mỹ đặt ra trong trường hợp cụ thể vào năm 1900. Hải quân Mỹ khi đó đã bắt giữ tàu cá Cuba trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Tòa án tối cao Mỹ sau đó đã ra phán quyết yêu cầu trả tự do cho tàu cá này.
Việc sử dụng tàu cá như một công cụ hỗ trợ hải quân đã vi phạm nguyên tắc cơ bản về sự phân biệt, yếu tố quan trọng trong luật nhân đạo quốc tế (IHL), theo giáo sư James Kraska. Các tàu và vật thể