Hóa ra Moscow đã có chuẩn bị trước khi EU và Mỹ kịp trừng phạt dầu Nga

Hóa ra Moscow đã có chuẩn bị trước khi EU và Mỹ kịp trừng phạt dầu Nga

Thứ 4, 27/12/2023 | 22:51
0
Nga đã bắt đầu định tuyến lại dòng chảy dầu của mình từ Tây sang Đông trước khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Xuất khẩu dầu sang 2 quốc gia đông dân nhất hành tinh – Ấn Độ và Trung Quốc – chiếm 90% tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Nga trong năm 2023, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói với đài truyền hình nhà nước Rossiya-24 hôm 27/12.

Phó Thủ tướng Novak, người cũng chịu trách nhiệm quản lý ngành năng lượng của đất nước, cho biết Moscow đã thành công tránh được tác động của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine bằng cách định tuyến lại nguồn cung, chủ yếu tới 2 gã khổng lồ châu Á.

Theo ông Novak, thực ra quá trình định tuyến lại nguồn cung của Nga đã bắt đầu trước cả khi xung đột ở Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022, và các hạn chế mà Mỹ và EU áp đặt theo sau đó đóng vai trò là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình này.

“Khi nói đến những hạn chế và cấm vận đối với nguồn cung cho châu Âu và Mỹ đã được đưa ra... điều này chỉ đẩy nhanh quá trình định hướng lại các dòng chảy năng lượng của Nga”, ông Novak nói.

Ông Novak cho biết, Nga từng cung cấp gần 45% lượng dầu và các sản phẩm dầu mỏ cho châu Âu. Dòng chảy dầu về phía Tây đã giảm xuống còn 4-5% trong năm nay, trong khi dòng chảy dầu về phía Đông tiếp tục tăng lên.

“Trung Quốc là nơi thị phần xuất khẩu dầu của Nga đã tăng lên 45-50%, trong khi Ấn Độ đã trở thành đối tác chính của chúng tôi trong tình hình hiện tại”, vị quan chức Nga nói, đồng thời lưu ý rằng Ấn Độ là nơi doanh số bán dầu của Nga tăng trưởng nhanh nhất.

“Trước đây, về cơ bản không có nguồn cung nào cho Ấn Độ; trong 2 năm, tổng nguồn cung cho quốc gia Nam Á đã lên tới 40%”, ông Novak nói.

Thế giới - Hóa ra Moscow đã có chuẩn bị trước khi EU và Mỹ kịp trừng phạt dầu Nga

Mỏ dầu Yamashinkoye ở Almetyevsk, Tatarstan, Nga, được vận hành bởi Yamashneft, một công ty con của Tatneft, tháng 11/2022. Ảnh: TASS

Ấn Độ thậm chí còn có thể mua dầu thô xuất khẩu của Nga, đôi khi với giá “hời”, tinh chế và sau đó bán sang châu Âu. Điều này một phần có thể thực hiện được vì các nhà máy lọc dầu thường sử dụng dầu thô từ nhiều nguồn khác nhau, gây khó khăn hoặc không thể xác định được nguồn gốc của  nguyên liệu ban đầu làm ra sản phẩm cuối cùng.

Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell đã nói với Reuters hồi đầu năm nay rằng khối này đã biết dầu Nga có thể được đưa “lậu” vào châu Âu như thế nào và đang tìm cách ngăn chặn hoặc hạn chế hành vi này.

“Việc Ấn Độ mua dầu của Nga là điều bình thường. Và nếu, nhờ những hạn chế của chúng tôi về giá dầu, Ấn Độ có thể mua loại dầu này rẻ hơn nhiều, thì Nga càng nhận được ít tiền thì càng tốt”, ông Borrell cho biết hồi tháng 3. “Nhưng nếu điều này bị sử dụng để hình thành một trung tâm lọc dầu của Nga và các sản phẩm sau đó lại được bán cho chúng tôi... thì chúng tôi phải hành động”.

Trở lại với bài phát biểu của Phó Thủ tướng Novak trên Rossiya-24 hôm 27/12, ông Novak cho biết Nga đang tuân thủ các cam kết cắt giảm nguồn cung với tư cách là thành viên của nhóm các nước sản xuất dầu OPEC+. Ông dự đoán giá dầu sẽ tương tự mức hiện tại vào năm 2024, khoảng 80-85 USD/thùng.

Ông cũng dự đoán rằng doanh thu xuất khẩu dầu khí của Nga sẽ đạt tổng cộng gần 9.000 tỷ Rúp (khoảng 98 tỷ USD) trong năm nay, mức tương tự như năm 2021, trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát kéo theo “cơn mưa” các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow.

Theo ông Novak, ngành dầu khí chiếm khoảng 27% GDP của Nga và khoảng 57% doanh thu xuất khẩu của nước này. Ông cho biết Moscow vẫn sẵn sàng làm ăn với những khách mua khác.

“Có rất nhiều người muốn mua dầu của Nga. Đó là các nước Mỹ Latinh, các nước châu Phi và các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, vị quan chức Nga nói.

Minh Đức (Theo DW, Hindustan Times)

“Bà đầm thép” cảnh báo Nga chớ đánh giá thấp đòn trừng phạt của Mỹ, EU

Thứ 3, 26/12/2023 | 12:22
Nga cần chuẩn bị để sẵn sàng đương đầu với các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn và khả năng xảy ra một bối cảnh kinh tế đầy thách thức hơn.

Sau “đòn đánh” của Mỹ, cổ đông nước ngoài rời bỏ dự án LNG của Nga

Thứ 2, 25/12/2023 | 16:28
Lý do cho động thái rời bỏ Artic LNG 2 chưa được tiết lộ, nhưng nó có thể phản ánh các yếu tố địa chính trị hoặc kinh tế rộng hơn so với ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế

EU "sớm hay muộn" cũng trừng phạt dầu và khí đốt Nga

Thứ 4, 06/04/2022 | 18:31
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát hôm 24/2, EU đã chi 35 tỷ Euro cho nhập khẩu năng lượng từ Nga, theo ước tính của quan chức EU.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga tấn công mạnh ở Volchansk, Ukraine buộc phải bổ sung 10 tiểu đoàn và nhiều khí tài

Thứ 2, 20/05/2024 | 14:00
Các đơn vị Ukraine đang tăng cường phòng thủ “để cải thiện tình hình chiến thuật”, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng trong vụ rơi máy bay

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:43
Truyền thông Iran xác nhận “tất cả hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Bộ trưởng ngoại giao Iran đều tử nạn”.

Giá dầu tiếp đà tăng sau tin tức rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:28
Vụ tai nạn máy bay trực thăng và sự không chắc chắn về số phận của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi xảy ra trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông.

Phái đoàn Mỹ gặp mặt ông Netanyahu, Israel không kích toàn Gaza

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:23
Mỹ tiếp tục hối thúc Israel thực hiện chiến dịch quân sự một cách tập trung hơn.

Tổng thống Iran gặp tai nạn rơi máy bay trực thăng, lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:03
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Iran gặp tai nạn rơi máy bay. Các nhóm cứu hộ vẫn đang gặp khó khăn trong việc di chuyển tới khu vực xảy ra tai nạn.
     
Nổi bật trong ngày

Nga tấn công mạnh ở Volchansk, Ukraine buộc phải bổ sung 10 tiểu đoàn và nhiều khí tài

Thứ 2, 20/05/2024 | 14:00
Các đơn vị Ukraine đang tăng cường phòng thủ “để cải thiện tình hình chiến thuật”, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng trong vụ rơi máy bay

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:43
Truyền thông Iran xác nhận “tất cả hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Bộ trưởng ngoại giao Iran đều tử nạn”.

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Các nước phương Tây vừa phải tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, vừa phải tăng cường phòng thủ với mức độ “chưa từng có tiền lệ” kể từ Thế chiến II.

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.