Theo DW (Đức), các nhà khoa học của OPCW đã tổ chức một cuộc họp ở The Hague (Hà Lan) công bố kết quả điều tra về các mẫu phẩm thu được trong cuộc tấn công nghi bằng vũ khí hóa học ở Syria ngày 4/4 tại tỉnh Idlib.
Đại sứ Anh tại Hà Lan Geoffrey Adams cho hay: “Hội nghị của các nhà khoa học tại Anh đã phân tích các mẫu phẩm lấy từ thị trấn Khan Sheikhoun. Những mẫu này có kết quả thử nghiệm dương tính với chất độc thần kinh sarin, hoặc một chất giống sarin”. Ông Geoffrey Adams cũng là Giám đốc của tổ chức OPCW.
Theo DW, một cuộc thử nghiệm trước đó của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho kết quả hóa chất được sử dụng trong vụ tấn công ở Syria ngày 4/4 là sarin.
OPCW đã cử các nhà điều tra tới Thổ Nhĩ Kỳ để thu nhập những mẫu sinh trắc học, phỏng vấn những người dân may mắn sống sót sau cuộc tấn công ngày 4/4 tại tỉnh Idlib, khiến 87 người thiệt mạng.
Phát biểu ngay sau cuộc hội nghị tại Hà Lan, Đại sứ Anh Ahmeet Uzumcu khẳng định: “Các chuyên gia của OPCW hoàn toàn nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Chúng tôi đã tiến hành cuộc điều tra hết sức công minh và sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để cho ra kết quả”.
Trong khi đó, Reuters thông tin thêm, phái đoàn OPCW sẽ tiến hành xác minh, liệu vũ khí hóa học có được sử dụng ở Idlib, nhưng sẽ không chỉ rõ ai là thủ phạm. Quá trình xác minh sẽ mất từ 3 – 4 tuần. Kết quả này sẽ được trình lên Ủy ban điều tra chung của Liên Hiệp Quốc và OPCW để đưa ra kết luận tổ chức nào chịu trách nhiệm sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công vừa qua.
Các nhà điều tra của OPCW cho rằng, các loại khí độc sarin, clo và mù tạt lưu huỳnh đều được sử dụng trong cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua ở Syria. Trong đó, quân Chính phủ Syria bị cáo buộc sử dụng khí clo, còn phiến quân khủng bố dùng khí mù tạt lưu huỳnh.
Xem thêm >>> Căng thẳng ở Triều Tiên: Bình Nhưỡng chuẩn bị thử hạt nhân lần 6?
Trước đó, Mỹ và nhiều nước phương Tây cáo buộc chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học tấn công một khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở Idlib làm nhiều người thiệt mạng. Đây được coi là vụ tấn công vũ khí hóa học lớn nhất trong cuộc nội chiến tại Syria suốt 6 năm qua.
Tuy nhiên, cả Syria và Nga đều bác bỏ cáo buộc từ Mỹ. Moscow cho rằng khí độc rò rỉ trong cuộc không kích của quân đội Syria bắt nguồn từ một kho chứa trong tay lực lượng đối lập.
Để đáp trả, ngày 7/4, Mỹ đã phóng 59 tên lửa hành trình vào sân bay Shayrat do chính phủ Syria kiểm soát.
Xem thêm >>> Bác sĩ gốc Việt ‘tuyên chiến’ với United Airlines
Phương Anh