Kết thúc cuộc khẩu chiến Mỹ-Triều: Mở cánh cửa đàm phán hay bước lùi toan tính?

Kết thúc cuộc khẩu chiến Mỹ-Triều: Mở cánh cửa đàm phán hay bước lùi toan tính?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 18/08/2017 06:00

Cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa Washington và Bình Nhưỡng trong một tuần qua đã mang lại những cảm xúc trái ngược đối với người dân trong khu vực.

Cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa Washington và Bình Nhưỡng trong một tuần qua đã kết thúc trong bình yên và sự thở phào của cộng đồng quốc tế. Không có một cuộc xung đột nào xảy ra. Tuy nhiên, việc Triều Tiên tuyên bố không bắn tên lửa cho thấy dấu hiệu gì?

Tổng thống Trump ca ngợi ông Kim

Tiêu điểm - Kết thúc cuộc khẩu chiến Mỹ-Triều: Mở cánh cửa đàm phán hay bước lùi toan tính?

Tổng thống Trump nói nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có quyết định thông minh.

Trong tuyên bố mới nhất, hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên (KCNA) nhấn mạnh, sau khi cân nhắc, lãnh đạo tối cao của đất nước, ông Kim Jong-un đã quyết định hoãn kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo tầm trung nhắm vào vùng lãnh thổ Guam của Mỹ. Thông báo của Triều Tiên là bước đi giảm căng thẳng cần thiết, giữa bối cảnh giới quan sát lo ngại một cuộc xung đột có thể xảy ra khi chưa bao giờ Washington và Bình Nhưỡng có một cuộc khẩu chiến nảy lửa. Trước đó, Bình Nhưỡng cảnh báo đã sẵn sàng phóng tên lửa Hwasong-12 trong tuần này, ngay khi ông Kim Jong-un ra lệnh.

 Sau tuyên bố không phóng tên lửa vào Guam của Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng ca ngợi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vì đã đình chỉ quyết định tấn công vùng lãnh thổ Guam của Mỹ và xoa dịu căng thẳng giữa hai nước. “Ông Kim Jong-un, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã có quyết định rất thông minh và sáng suốt”, Tổng thống Mỹ Trump viết trên Twitter rằng, nếu Bình Nhưỡng “lựa chọn khác” sẽ có một “thảm họa không thể chấp nhận xảy ra”.

Theo giới phân tích, tuyên bố của Triều Tiên đưa ra không khiến thế giới bất ngờ. Tuy nhiên, nó không xuất phát từ một số quan điểm nói rằng Washington đã "dằn mặt" Bình Nhưỡng thành công. Bằng cách quyết định không tiến hành đòn răn đe quân sự, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho thấy, ông hoàn toàn có ý định muốn giảm căng thẳng.

“Có vẻ ngay từ đầu họ đã lên kế hoạch rút lui khỏi căng thẳng, với tính toán Tổng thống Trump sẽ là người mất kiên nhẫn trước. Tuy nhiên, đó không hẳn là lời đe dọa suông, nó cũng mang đến nhiều rủi ro", chuyên gia Jeffrey Lewis từ viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nêu quan điểm. Dù lý do cụ thể của Triều Tiên sẽ chưa thể giải nghĩa được lúc này, nhưng sự thay đổi giọng điệu bất ngờ chỉ trong một tuần đã cho thấy một tình huống khá thú vị.  Câu hỏi đặt ra là, liệu có phải Triều Tiên đang thực sự có thiện chí mở cánh cửa tiến tới một cuộc đàm phán giữa các bên, hay chỉ là bước lùi có toan tính?

Người dân trong khu vực nói gì?

Sau lời cảnh báo cho Triều Tiên nếm mùi “lửa và thịnh nộ” của Tổng thống Trump, Bình Nhưỡng nhanh chóng đáp trả bằng lời đe dọa phóng tên lửa đến lãnh thổ Guam, nơi có căn cứ quân sự quan trọng nhất ở Thái Bình Dương của Mỹ. Cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa hai quốc gia một lần nữa mang lại những cảm xúc trái ngược đối với người dân sống trong khu vực.

Tiêu điểm - Kết thúc cuộc khẩu chiến Mỹ-Triều: Mở cánh cửa đàm phán hay bước lùi toan tính? (Hình 2).

Người Hàn Quốc xuống đường biểu tình phản đối sự hiện diện của Mỹ.

“Nó không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng tôi”, Paul Rader, giáo viên tại một trường quốc tế ở Seoul, Hàn Quốc bình thản nói với NBC News. “Căng thẳng không tồn tại ở thành phố này, bởi ai cũng biết đó chỉ là những lời đe dọa”. Tuy nhiên, Rader chỉ là một trong số ít những người cảm thấy bình thản trước tình hình đang diễn ra. Hàng ngàn người đã đổ xuống các đường phố Seoul hồi đầu tuần này để phản đối cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn và việc triển khai hệ thống tên lửa THAAD. Đây là những lý do chính khiến căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên gia tăng trong vài năm qua.

Tại Nhật Bản, nơi nằm trong phạm vi đe dọa trực tiếp đối với các tên lửa đến từ Triều Tiên, các chính trị gia hàng đầu khá lo ngại về cấp độ nguy hiểm của những tuyên bố giữa Mỹ và Triều Tiên. “Biết đâu tên lửa Triều Tiên có thể vô tình rơi vào lãnh thổ Nhật Bản?", một người đàn ông Nhật Bản lo lắng cho biết. Tuy nhiên, Michael Wright, một người Mỹ sống và làm việc tại Nhật Bản nói, ông không hề bối rối bởi tình hình hiện tại và không có kế hoạch rời khỏi đây. “Tôi có một chút sợ hãi nhưng điều này không thực sự ảnh hưởng nhiều”.

Ngược lại ở Trung Quốc, quốc gia gần gũi nhất với Triều Tiên, công chúng nơi đây dường như không quan tâm đến diễn biến sục sôi đang diễn ra. “Tôi không nghĩ rằng nó sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi”, Xiaoxiao Zhan, 25 tuổi, sinh viên trường đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh cho biết. Nữ doanh nhân Laura Wu, 52 tuổi cho hay, bà không lo lắng vì sẽ không có cuộc chiến tranh nào xảy ra. Thậm chí nếu có, “nó sẽ không xảy ra ở Trung Quốc”, bà nói thêm.

Còn với đảo Guam, mục tiêu chính trong tầm ngắm của tên lửa Triều Tiên vài ngày qua, không có nhiều thay đổi làm xáo trộn không khí nhộn nhịp khách du lịch ở nơi đây. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đúng vào ngày Triều Tiên nói sẽ phóng tên lửa, hai đài phát thanh trên đảo đã phát đi cảnh báo nguy hiểm dân sự khẩn cấp, tuy nhiên ngay sau đó các thông báo này đã được thu lại. Trên những bãi biển đẹp như tranh vẽ ở Guam, khách du lịch vẫn tiếp tục hòa mình vào những lễ hội rộn ràng.

Eugene Gutierrez, một người Mỹ đã sống ở Manila 10 năm nói với NBC News, ông không tin vào những “lời hùng biện và đe dọa” mà các kênh tin tức đang thổi phồng trong thời gian gần đây. Ông nói, bản thân tin tưởng Chính phủ Mỹ sẽ nói cho người dân biết ngay khi mối đe dọa trở thành sự thật.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.