Khi tình yêu khác biệt về quốc tịch

Khi tình yêu khác biệt về quốc tịch

Thứ 5, 27/12/2012 23:58

Tình yêu khác quốc tịch ngày nay không hiếm, đặc biệt là đối với du học sinh Việt Nam.

Yến Phan, một du học sinh Việt Nam tại Úc và bạn trai của cô là Artem, người Nga chia sẻ trên đài Úc về những khác biệt trong tình yêu của họ.

Ngoại hình

Yến Phan, một cô bạn người Việt yêu một chàng trai người Nga tên Artem cùng sang Úc du học cho biết: “Chàng cao lớn còn tôi nhỏ bé, mỗi lần hôn phải nhướn lên, đi chơi, cặp kè mỏi cả người”.

Để giải quyết vấn đề này, Yến thường mang giày cao gót khi đi cùng bạn trai mình.

“Trong những tấm hình chúng tôi chụp chung thì một là Artem ngồi, tôi đứng, hai là Artem đứng còn tôi ngồi. Chỉ có cách đó mới làm giảm bớt sự chênh lệch về chiều cao của chúng tôi”, Yến ‘bật mí’.

Bất đồng ngôn ngữ

Thử tưởng tượng bạn sẽ có cảm giác như thế nào khi đi với một nhóm người toàn nói tiếng Nga (hay một ngôn ngữ mà bạn không hiểu).

“Anh ấy bảo cũng gặp trường hợp tương tự với các bạn người Việt của tôi. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi dạy ngôn ngữ của mình cho nhau. Dù nói không được nhiều nhưng ít nhất bản thân chúng tôi cũng cảm thấy đỡ lạc lõng hơn vì ít nhất chúng tôi đã cố gắng để hiểu nhau”, Yến Phan nói.

Cô tự hào là giờ đây anh chàng của mình đã biết nói: “Đi nhậu” mỗi khi cô gọi điện hỏi anh đang làm gì.

Pháp luật - Khi tình yêu khác biệt về quốc tịchKỷ niệm tình yêu của cặp đôi Yến Phan và Artem

Khác biệt văn hóa

Artem chia sẻ: “Tôi sẽ diễn tả cái điệu bộ của nàng từng làm tôi khó chịu: nàng giơ ngón trỏ lên trời và ngoắc tôi lại. Đối với tôi, đó là kiểu gọi cún cưng. Tôi đã không lại nhiều lần và tỏ ra không thích nhưng nàng không để ý. Đến lần thứ ba, tôi không đến, nàng tức điên lên, thế là chúng tôi cãi nhau nảy lửa”.

Đối với người Nga, ngón trỏ ngoắc ngửa lên trời là gọi chó, ngoắc và trỏ xuống dưới đất là gọi người đối diện lại gần mình. Còn ở Úc thì ngược lại, ngoắc ngón trỏ lên trời là gọi người đối diện theo kiểu thân mật, ngoắc ngón trỏ dưới đất là gọi chó. Yến Phan cho biết thêm: Anh ấy đang sống ở Úc còn bản thân tôi thì chưa đến Nga bao giờ, đáng lẽ anh ấy phải giải thích với tôi ngay từ đầu.

Sau khi bình tĩnh sau trận cãi nhau, họ đã ngồi lại và nhận thấy sự khác biệt về ngôn ngữ cơ thể là do sự khác biệt về văn hóa. Do đó, cả hai thỏa thuận sẽ nói ra cho người kia biết quan điểm của mình để tránh xảy ra bất đồng.

Khi túi tiền là một điều bí mật

Ở Úc có hai câu hỏi "cấm kị", đó là bạn bao nhiêu tuổi và tiền lương của bạn là bao nhiêu. Đây là những ‘bí mật’ riêng của mỗi người.

“Chúng tôi chủ động trong tài chính, tiền ai nấy xài, không ai biết và quản lý thu nhập của ai. Tuy nhiên, đôi khi tôi vẫn cảm thấy tò mò”, Yến cho biết.

Artem thì bày tỏ quan điểm: “Tôi không hiểu văn hóa chi tiêu của Châu Á nói chung và bạn gái tôi nói riêng. Mặc dù người Nga chúng tôi rất rõ ràng trong chi tiêu, tuy nhiên, tôi đã chủ động đề nghị nếu Yến cần tiền gấp thì cứ thẳng thắn trao đổi với tôi”.

Nhìn chung, người phương Tây thường rạch ròi về vấn đề tiền bạc hơn người Châu Á. Tiền bạc luôn là một vấn đề nhạy cảm và thực tế, nếu không trao đổi cẩn thẩn với nhau thì nó có thể ảnh hưởng đến tình yêu ‘đẹp như mơ’ của các cặp đôi.

Pháp luật - Khi tình yêu khác biệt về quốc tịch (Hình 2).Artem trổ tài làm tóc cho bạn gái

Ẩm thực

Trước đây, Artem không ăn được đồ Việt Nam nhưng giờ Yến Phan có thể tự hào khoe với mẹ mình: “Bạn trai con ăn nước mắm rất giỏi”.

Yến Phan chia sẻ kinh nghiệm: “Vì chàng không biết ăn đồ Việt Nam nên tôi cho chàng ăn món do tôi nấu đầu tiên, sau đó mới dẫn đi ăn nhà hàng (cùng một món ăn). Chẳng hiểu sao nhưng anh ấy khen tôi nấu ăn ngon và nhà hàng nấu không có mùi vị giống tôi nấu”.

Có lần, Yến Phan làm điều ngược lại là dẫn chàng đi ăn món cơm tấm Việt Nam có chả trứng hấp ở nhà hàng, chàng khoái quá, về nhà ‘nài’ cô làm món đó nhưng đến khi ăn xong lại phát biểu một câu “xanh rờn”: “Món này không giống mùi vị lần đầu tiên anh ăn”.

“Tôi biết chàng của mình thuộc tuýp ấn tượng với lần đầu tiên nên đây cũng là cách để chàng công nhận rằng nhà hàng không thể nấu được mùi vị giống tôi nấu”, cô bật cười thích thú.

Yến Phan kết luận: “Dù anh ấy đến từ đâu, tôi yêu anh ấy bởi sự giản dị và kiên nhẫn chăm sóc tôi. Kỷ niệm vui nhất của tôi là lần đầu tiên anh ấy làm tóc cho tôi. Tôi tưởng lúc đó mình bị “hói” rồi chứ. Thay vì kéo tóc xuôi chiều, anh ấy lại kéo ngược lên làm đầu tôi dựng cả lên. Xong rồi anh ấy còn hỏi còn sót cọng nào không thẳng không? Nhìn hình thì bạn sẽ thấy tôi giống như đang đến tiệm làm tóc và được một chuyên gia người nước ngoài làm cho vậy."

Khác biệt là điều tất nhiên phải có trong tình yêu khác quốc tịch nhưng nếu yêu chân thành, hiểu và chia sẻ cho nhau mọi điều trong cuộc sống thì các bạn du học sinh sẽ không cần đến “hộ chiếu” để đến với nửa kia của mình.

Teagan Huynh


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.