Kho vũ khí "khủng" mà Nga sẽ triển khai để trả đũa nếu Mỹ tấn công Syria

Kho vũ khí "khủng" mà Nga sẽ triển khai để trả đũa nếu Mỹ tấn công Syria

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 7, 14/04/2018 07:10

Trong trường hợp Mỹ và đồng minh khởi động một cuộc tấn công nhằm vào Syria trong thời điểm này, nhiều khả năng Nga sẽ không ngần ngại triển khai những vũ khí mạnh mẽ nhất tới bảo vệ đồng minh.

Phía Nga đã cảnh báo rằng Moscow sẽ sẵn sàng bắn hạ tên lửa Mỹ nhằm vào Syria cũng như tấn công bất kỳ chiến hạm hay chiến cơ nào có khả năng đe dọa tới tính mạng quân nhân Nga tại Syria.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Washington sắp bắn những quả tên lửa “mới, đẹp và thông minh” nhằm vào Syria trước những cáo buộc chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học ở Douma, ngoại ô Thủ đô Damascus. Chính quyền Nga và Syria đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc trên.

Tuyên bố của phía Nga cũng như lời đe dọa của Tổng thống Mỹ làm dấy lên lo ngại về xung đột quân sự giữa hai cường quốc.

Hôm qua, Đại sứ Nga tại Liban Alexander Zasypkin cho hay các tên lửa của Mỹ nhằm vào Syria sẽ bị bắn hạ. Tờ Mirror đã chỉ ra những vũ khí mà Nga có thể sẽ triển khai để trả đũa Mỹ trong trường hợp Washington tấn công Syria.

Tên lửa

1. Tên lửa đất đối không S-400 "Triumph"

Kho vũ khí 'khủng' mà Nga sẽ triển khai để trả đũa nếu Mỹ tấn công Syria

Hệ thống tên lửa S-400 Triumph của Nga S-400 trong cuộc diễu hành qua Quảng trường Đỏ tại Moscow.

S-400 là hệ thống lá chắn tên lửa tiên tiến nhất mà Nga đã triển khai để bảo vệ căn cứ không quân Hmeymim của mình tại tỉnh Latakia của Syria cũng như cơ sở hải quân Tartus ở bờ biển.

Tính di động của hệ thống lá chắn này giúp quân đội Nga có thể dễ dàng và nhanh chóng triển khai ở các địa điểm khác.

S-400 được thiết kế để bắn hạ máy bay quân sự, tên lửa và bay không người lái, radar của nó có thể phát hiện mục tiêu lên đến 600 km. Mỗi chiếc xe tải trong khẩu đội S-400 mang bốn tên lửa khác nhau và có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Dù S-400 chưa được thử nghiệm nhiều trong thực tế nhưng nó được đánh giá khá cao bởi các chuyên gia NATO.

S-400 được cho là có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, tuy nhiên các chuyên gia vẫn đặt ra những câu hỏi về việc liệu Moscow có đủ tên lửa đánh chặn ở Syria để xử lý một lượng lớn tên lửa bắn từ phía Mỹ hay không.

Trong tình huống đó, Nga có thể bắn hạ một số tên lửa nhưng không phải tất cả từ đối phương.

Ngoài “rồng lửa” S-400, Nga cũng có một phiên bản cũ, hệ thống S-300 - được triển khai ở Syria.

2. Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bastion

Kho vũ khí 'khủng' mà Nga sẽ triển khai để trả đũa nếu Mỹ tấn công Syria (Hình 2).

Nga sở hữu hệ thống tên lửa phòng thủ bảo vệ bờ biển Bastion.

Hệ thống Bastion, được cho là được triển khai ở khu vực căn cứ hải quân Tartus của Nga, là một hệ thống phòng thủ tiên tiến đất đối đất chống hạm với hai tên lửa.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hệ thống có thể tấn công mục tiêu trên biển ở khoảng cách 350 km và trên đất liền với mục tiêu ở khoảng cách 450 km.

Nga đã sử dụng hệ thống này để khởi động cuộc tấn công phối hợp với quân đội Syria nhằm chống lại quân nổi dậy ở Syria vào năm 2016.

Quân đội Syria cũng được cho là đã mua hệ thống Bastion từ Nga.

3. Pantsir-S1

Kho vũ khí 'khủng' mà Nga sẽ triển khai để trả đũa nếu Mỹ tấn công Syria (Hình 3).

Hệ thống Pantsir-S1.

Đây là một hệ thống vũ khí pháo phòng không với tên lửa đất đối không tầm trung và ngắn mà cả Nga và Syria đều sở hữu.

Pantsir-S1 được triển khai bởi Nga tại hoặc gần căn cứ không quân Hmeymim và cơ sở hải quân Tartus.

Hệ thống vũ khí này có thể bắn hạ tên lửa hành trình.

Tàu chiến

Kho vũ khí 'khủng' mà Nga sẽ triển khai để trả đũa nếu Mỹ tấn công Syria (Hình 4).

Tàu khu trục của Hải quân Nga Admiral Grigorovich đi qua eo biển Bosphorus trên đường tới Địa Trung Hải.

Nga có khoảng 10 đến 15 tàu chiến và các tàu hỗ trợ đang được triển khai tại Địa Trung Hải, trong đó có tàu Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen cùng với nhiều tàu ngầm.

Theo một nhà chính trị gia cao cấp Nga và dựa vào hình ảnh vệ tinh, hầu hết các tàu đã rời căn cứ hải quân Tartus của Nga "vì lý do an toàn".

Báo Nga Kommersant cho biết số tàu chiến trên đã tham gia nhiều chiến dịch quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng Syria từ phía bờ biển. Ngoài ra, Nga cũng đã triển khai máy bay “sát thủ săn ngầm” Il-38N tới quốc gia Trung Đông này.

Chiến đấu cơ

Kho vũ khí 'khủng' mà Nga sẽ triển khai để trả đũa nếu Mỹ tấn công Syria (Hình 5).

Những máy bay như chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-57 tới năm sau mới được triển khai.

Theo ước tính, Nga có hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng tại căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia của Syria, bao gồm chiến đấu cơ, máy bay ném bom và máy bay đa nhiệm.

Moscow cũng được cho là sử dụng một căn cứ khác của Syria để triển khai máy bay trực thăng được trang bị đầy đủ vũ khí để tấn công các mục tiêu trên mặt đất như bộ binh, phương tiện bọc thép và các cấu trúc của đối phương bằng pháo tự động, súng máy, rocket, và các loại tên lửa dẫn đường...

Moscow còn có khả năng huy động các máy bay ném bom chiến lược tầm xa mạnh mẽ từ Nga để thực hiện các cuộc ném bom. Trên thực tế, Kremlin cũng đã từng bắn tên lửa hành trình từ chiến hạm trên biển Caspi vào các phiến quân và lực lượng khủng bố ở Syria.

Phòng không

Syria được cho là sở hữu nhiều hệ thống phòng không kết hợp khác nhau do Nga sản xuất, bao gồm Pantsir S-1 và hệ thống tên lửa đất đối không Buk M2 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, máy bay và máy bay không người lái (drone).

Tiền lệ

Kho vũ khí 'khủng' mà Nga sẽ triển khai để trả đũa nếu Mỹ tấn công Syria (Hình 6).

Căn cứ không quân Shayrat của Syria nhìn từ vệ tinh.

Tháng Tư năm ngoái, Mỹ đã bắn 59 tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào căn cứ không quân Shayrat của Syria. Cuộc tấn công là đòn đáp trả cho cáo buộc của Lầu Năm Góc cho rằng chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học.

Bộ Quốc phòng Nga thời điểm đó đã lên tiếng mỉa mai về hiệu quả của cuộc tấn công của Mỹ vào thời điểm đó, cho rằng chỉ có 23 tên lửa bắn trúng mục tiêu. Theo lời tuyên bố của Moscow, không rõ 36 quả tên lửa khác của Washington đã rơi xuống khu vực nào, đồng thời Kremlin cam kết lên kế hoạch tăng cường phòng không cho Syria.  

Khi đó, do đã được cảnh báo trước bởi Washington nên Nga đã đảm bảo cho quân nhân cũng như tài sản quân sự của nước này không rơi vào vòng nguy hiểm. Nga cũng không bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Mỹ.

Nhận định của chuyên gia

Ben Hodges, một cựu sĩ quan quân đội Mỹ, đồng thời là người lãnh đạo quân đội Mỹ ở châu Âu, cho biết ông tin rằng quân đội Nga sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ đa tầng để bảo vệ máy bay và tài sản của mình ở Syria. Ông cho rằng Nga có đầy đủ năng lực kỹ thuật để đẩy lùi một cuộc tấn công từ phía Mỹ là điều không thể chối cãi.

"Người Nga đã làm rất tốt từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay. Họ đã làm mọi thứ để bảo vệ mình bằng các lá chắn phòng không. Điểm mấu chốt là phải phòng thủ với nhiều lớp bảo vệ. Chẳng có một hệ thống nào bắn hạ tất cả mọi vũ khí của đối phương. Tất cả phải áp dụng hệ thống bảo vệ đa tầng kết nối tất cả các radar khác nhau, đó là thủ thuật cần thiết”, chuyên gia cho biết. 

Xem thêm: Lý do khiến Mỹ “chùn bước” trước quyết định tấn công Syria

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.