Theo Đại tá Ngân, tuy giá trị thiệt hại về tài sản không lớn, nhưng hành vi của các đối tượng đã tạo ra dư luận xã hội không tốt, gây hoang mang cho người dân tại địa bàn. Sau khi người dân phản ánh, lực lượng Công an huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) trực tiếp thụ lý và điều tra vụ án, thu thập dấu vết.
Kết quả ban đầu từ Công an huyện Trà Ôn cho thấy, trong số 3.520 cây càm sành bị chặt phá, lực lượng đã xác định lại chính xác có 2.783 cây bị chặt phá hoàn toàn, số cây còn lại hiện vẫn sống được, tổng thiệt hại khoảng 41 triệu đồng.
Theo nhận định của Đại tá Ngân, vụ án này ngoài những đối tượng mâu thuẫn cạnh tranh làm ăn, không có ai khác gây ra vụ việc trên. Hiện tại lực lượng công an đang củng cố hồ sơ vụ án để sớm đưa các đối tượng phá hoại ra xử lý trước pháp luật.
Như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, trước đó vào ngày 2/9 vừa qua, hàng nghìn gốc cây cam sành 3 tháng tuổi, đang phát triển của 2 hộ dân Lê Văn Chính và Lê Hoàng Tươi ở ấp Ngãi Lộ B, xã Trà Côn (huyện Trà Ôn) bị kẻ gian chặt ngang gốc, chết khô trên đồng.
Ông Chính và ông Tươi cho biết, từ cuối tháng 5/2016, gia đình đã mua 3.950 gốc cây cam sành, từ Bến Tre về Trà Ôn để trồng. Qua 3 tháng chăm sóc, cây trồng phát triển tốt, cao từ 70–80 cm, không bị sâu bệnh.
Đến sáng 2/9, 2 hộ dân nêu trên bàng hoàng phát hiện vườn cam sành bị chặt ngang gốc, ước thiệt hại hàng chục triệu đồng nên trình báo cơ quan công an.
Thanh Lâm