Qatar đang tìm cách thoát khỏi sự cô lập từ các nước láng giềng Trung Đông, sau khi nước này bị phong tỏa các tuyến đường thông thương với thế giới.
Một cuộc khủng hoảng lương thực có thể xảy ra khi Doha vốn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.
Mặc dù vậy, quốc gia 2,24 triệu dân được cho là vẫn còn cơ hội để khiến tình hình trở nên bớt căng thẳng hơn nếu thuyết phục được những người hàng xóm nới lỏng lệnh phong tỏa.
Cây bút Ralph Jennings từ Forbes đã chỉ ra 3 kịch bản có thể xảy đến với cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh.
Phụ thuộc

Qatar lo ngại nhiều nhất về một cuộc khủng hoảng lương thực.
Trong một kịch bản đen tối hơn, Qatar có thể sẽ không lựa chọn cách “xuống nước” mà tiếp tục bảo vệ mối quan hệ với các tổ chức bị quy kết khủng bố như Hamas và phong trào Anh em Hồi giáo của người Sunni, điều sẽ khiến cho Saudi Arabia tức giận, tăng áp lực ngoại giao hoặc kinh tế lên Doha.
Theo Jennings, trong lúc diễn biến rối ren như vậy, một số nhóm khủng bố có thể lợi dụng sự mất cảnh giác của các quốc gia để gây ra các vụ đánh bom ở vùng Vịnh nhằm xoáy sâu căng thẳng giữa các bên. Qatar chắc chắn sẽ bị đổ lỗi và trở thành cái cớ để các quốc gia khác tấn công.
Đọc thêm>>> Qatar phải làm gì để thoát tình cảnh 'thập diện mai phục'?
Quốc Vinh