Không kiềm chế được Triều Tiên, Trung Quốc sẽ có đáp án cuối?

Không kiềm chế được Triều Tiên, Trung Quốc sẽ có đáp án cuối?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 25/05/2017 12:39

Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp nào với Triều Tiên vẫn là câu hỏi lớn cho toàn thế giới...

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc là đồng minh duy nhất viện trợ và ủng hộ Triều Tiên, giúp quốc gia này đứng vững suốt nhiều năm, dù bị thế giới cô lập cũng như áp lực từ liên minh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 Những diễn biến gần đây cho thấy, Bắc Kinh có thể thay đổi cán cân ngoại giao khi dường như giới lãnh đạo nước này nhận ra mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên đang thật sự mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho chính họ và khu vực.

Cho đến nay,  dù đã có nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án hoặc áp đặt lệnh trừng phạt ở Bình Nhưỡng, song cũng không thể ngăn chặn nỗ lực phát triển hạt nhân của quốc gia này.

Tiêu điểm - Không kiềm chế được Triều Tiên, Trung Quốc sẽ có đáp án cuối?

Trung Quốc đã bắt đầu "ngại" những vụ thử tên lửa của người hàng xóm.

Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân từ năm 2006 và đã bắn thử 7 tên lửa chỉ trong vài tháng đầu năm nay. Một trong số đó diễn ra vào ngày 4/4, ngay trước hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và  Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một vụ thử khác khác được thực hiện chỉ vài giờ trước khi ông Tập Cận Bình khai mạc Diễn đàn hợp tác quốc tế “Vành đai Con đường” - hội nghị mà Trung Quốc coi trọng công tác chuẩn bị từ nhiều năm qua.

Ngay sau đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã nổ ra tranh cãi về việc liệu có đủ lý do thực tế và chiến lược để Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Bình Nhưỡng trong khi làm mích lòng phần còn lại của thế giới - bao gồm hầu hết các đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Trong đó nhóm tiếp tục ủng hộ Triều Tiên đưa ra hai lý do chính - liên kết lịch sử lâu đời giữa hai nước và sự tương đồng về ý thức hệ mà cả hai chia sẻ.

Triều Tiên có một lịch sử gắn bó với Trung Quốc khi không chỉ là người hàng xóm gần gũi, mà sau này còn là một đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân phương Tây và Nhật Bản.

Người Trung Quốc đã tham gia ba cuộc chiến lớn ở bán đảo Triều Tiên, chống lại cuộc xâm lăng của Nhật Bản năm 1593 và 1894, và hỗ trợ cho Bình Nhưỡng trong cuộc chiến năm 1951 với Hàn Quốc.

Vấn đề ngày nay đối với Trung Quốc là tiếng nói của nước này đã giảm sút. Ngay cả hàng tỷ đô la viện trợ cho Triều Tiên hàng năm cũng không mua được bất kỳ sự nhượng bộ nào từ phía Bình Nhưỡng.

Bắc Kinh vẫn lo ngại một cuộc chiến xảy ra, hay Chính phủ Bình Nhưỡng suy sụp có thể khiến cho chính bản thân Trung Quốc trở nên suy yếu trước tầm ảnh hưởng quá lớn từ phía Mỹ.

Tiêu điểm - Không kiềm chế được Triều Tiên, Trung Quốc sẽ có đáp án cuối? (Hình 2).

Bắc Kinh sẽ phải lựa chọn hoặc Triều Tiên hoặc "phần còn lại của thế giới" ?

Tuy nhiên, cây bút Cary Huang từ SCMP cho rằng cả hai quốc gia, mặc dù cùng chung ý thức hệ, cả hai thực sự có ít điểm tương đồng với nhau. Ngược lại, Trung Quốc và Hàn Quốc đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ trong những năm gần đây nhờ có tầm nhìn chung về sự phát triển kinh tế vươn ra toàn cầu.

Những biến cố mang tính bước ngoặt đã làm thay đổi cán cân ngoại giao Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc, với dân số 50 triệu, là một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

Ngược lại, Triều Tiên, một quốc gia 25 triệu dân, là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người chỉ là 642 USD – một con số quá nhỏ nếu so với 27.000 USD của Hàn Quốc.

Trung Quốc từ lâu có vẻ luôn ngập ngừng trước các lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm khắc áp đặt vào Bình Nhưỡng với hy vọng người hàng xóm sẽ không bị cô lập và trở nên suy yếu.

Nhưng hiện tại, sự hỗ trợ như vậy sẽ làm mờ đi hình ảnh của Trung Quốc và làm suy yếu nỗ lực của nước này trong tham vọng trở thành một nhà lãnh đạo quốc tế có trách nhiệm.

Một nước láng giềng có vũ trang hạt nhân đặt dưới sự lãnh đạo của một nhân vật khó đoán là mối đe dọa đối với sự ổn định khu vực và với an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Vì vậy, để bảo vệ lợi ích quốc gia của bản thân, Bắc Kinh được cho là cần nỗ lực phối hợp của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn chương trình hạt nhân đang gây quan ngại của Triều Tiên.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm chính thức Nga ngày 25/26-5 để gặp mặt người đồng cấp Sergei Lavrov. Thời điểm trùng hợp với các hội nghị cấp cao của Nato và G7 với những thảo luận về việc Bắc Kinh sẽ cần nghiêm túc hơn trong giải quyết vấn đề đang gây nhức nhối trên bán đảo Triều Tiên.

Đây sẽ là thời điểm Trung Quốc sẽ phải đưa ra lựa chọn cuối cùng với người hàng xóm.

Đọc thêm>>> Liên minh 350 tỷ USD sẽ là đòn kết liễu của TT Trump ở Syria?

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.