Kiều nữ Sài thành khiến Nguyễn Cao Kỳ mê mẩn

Kiều nữ Sài thành khiến Nguyễn Cao Kỳ mê mẩn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
0
Dinh Độc Lập Sài Gòn dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 có rất nhiều bóng hồng vây quanh, nhưng có lẽ người đàn bà đẹp nhất là Đặng Tuyết Mai nguyên là phu nhân của “Tướng râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ, nhân vật quyền lực thứ hai trong Phủ Đầu Rồng.

Kiều nữ Sài thành và chuyện tình đi vào lịch sử

Với các mệnh phụ phu nhân của Sài Gòn trước năm 1975, mỗi người một vẻ, không ai giống ai, nhưng tất cả họ đều là những nhân vật nổi tiếng xinh đẹp, nổi tiếng một thời.

Đặng Tuyết Mai

Bà Nguyễn Thị Mai Anh - đệ nhất phu nhân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người gốc Mỹ Tho - Tiền Giang, người miền Nam theo đạo Thiên Chúa nên tính cách và sự thể hiện hoàn khác hẳn với “đệ nhị phu nhân” Đặng Tuyết Mai của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, một cô gái trẻ dân Bắc chính gốc, được thụ hưởng gia phong nề nếp rất khắc khe của người đất Kinh kỳ.

Để so sánh phong cách của hai bà mệnh phụ thời Đệ Nhị Cộng hòa, có lẽ phải xin mượn ít dòng trong một bài viết của cô ca sĩ Quỳnh Giao tuy chưa thật chuẩn xác, nhưng khá thú vị như sau :

"Bà quả phụ Nguyễn Văn Thiệu là biểu tượng của sự quý phái đôn hậu. Một vẻ đẹp để chiêm ngưỡng từ xa, không ai dám buông lời tán tỉnh sỗ sàng. Ngược lại, bà Đặng Tuyết Mai đẹp não nùng, là thiếu phụ đa tình, ác liệt, một vẻ đẹp khiến người đời chỉ muốn gần để chiếm đoạt hay để bỡn cợt".

Bà là một phụ nữ đẹp nổi tiếng được xem là hoa khôi của Sài Gòn. Trước khi lập gia đình với ông Kỳ vào độ tuổi 20, bà là một chiêu đãi viên làm việc tại Air Việt Nam.

Đặng Tuyết Mai trở thành một trong 4 chiêu đãi viên hàng không đầu tiên

Sài Gòn những năm 60 của thế kỷ trước là thời kỳ mà xã hội thượng lưu theo phong trào Âu - Mỹ tràn ngập phố phường, trăm hoa đua nở. Bà Tuyết Mai kể lại chuyện: sự kiện “cô Bắc kỳ nho nhỏ” Đặng Tuyết Mai trở thành một trong 4 tiếp viên đầu tiên của Hãng Air Vietnam trở thành sự kiện nổi đình nổi đám lúc bấy giờ.

Đặng Tuyết Mai và Nguyễn Cao Kỳ

Ngày đó, có quá nhiều sự lựa chọn để nổi tiếng đối với một cô gái trẻ đẹp ở tuổi 18-20 như Đặng Tuyết Mai. Được học hành tử tế, được lớn lên trong một gia đình có nề nếp gia phong. Cơ hội có khá nhiều để Tuyết Mai chuẩn bị hành trang vào đời, không phải mỗi con đường độc đạo. Làm bác sĩ, làm nghệ sĩ, du học… nơi nào cũng sẵn sàng mở cánh cửa đón nhận những cô gái trẻ đẹp, đoan trang và thông minh như cô.

Cuộc thi tuyển rất gắt gao, còn hơn cả việc tuyển diễn viên điện ảnh của Hãng phim Mỹ Vân năm 1958 làm rạng danh gương mặt minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Cả bốn kiều nữ trúng tuyển đều là những cô gái dáng dong dỏng cao, giỏi hai ngoại ngữ Anh, Pháp và kiến thức xã hội cực kỳ phong phú, hiểu biết nhiều vấn đề trong xã hội. Tuyết Mai cho rằng, cô may mắn được cha mẹ sinh ra có chút nhan sắc và mê đọc sách từ bé nên không chút lúng túng trong phần thi ứng xử tình huống.

Ngay cả khi trúng tuyển rồi, Tuyết Mai còn phải thuyết phục bố mẹ đủ điều các cụ mới miễn cưỡng cho đi làm nghề chiêu đãi viên Hàng không. Ngày đó ngành tiếp viên Hàng không còn quá mới mẻ, trong hoàn cảnh đất nước hai miền có chiến tranh, quan niệm của xã hội phong kiến còn khá nặng nề trong nếp nghĩ của các thế hệ bố mẹ, ông bà. Khác xa thời bây giờ, được làm tiếp viên Hàng không là niềm tự hào và giấc mơ của rất nhiều cô gái trẻ đẹp.

Ngay hôm sau, cả Sài Gòn xôn xao bàn tán về 4 chiêu đãi viên đẹp như tiên giáng trần đầu tiên của Hãng Air Vietnam. Người đẹp, sự kiện nóng hổi mới lạ, tiêu chuẩn cuộc thi rất cao nhưng 4 cô gái đã về đích mỹ mãn…

Từ các quán cà phê đến các CLB không quân, người người bàn tán, bình luận. Lúc đó trên bàn viên chỉ huy không quân Nguyễn Cao Kỳ cũng có một tờ báo đưa tin về “Hoa khôi Sài Gòn" Đặng Tuyết Mai đã khiến hàm râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ co giật nhiều lần và đôi mắt cực kỳ quyến rũ của chàng nghệ sĩ không trung dán chặt vào bức ảnh cô chiêu đãi viên Hàng không là hoa khôi Đặng Tuyết Mai.

Bắt đầu một ngày mới với công việc của một chiêu đãi viên Hàng không quốc tế, Tuyết Mai phải học rất nhiều, rất cần mẫn để có thể thành thục các thao tác chuyên nghiệp trên các chuyến bay, đặc biệt trên các chuyến bay có các nguyên thủ quốc gia xuất ngoại. Nhưng khó khăn đến mấy cô cũng hoàn thành xuất sắc, bạn bè đồng nghiệp và lãnh đạo đều rất quý mến cô.

Sau những chuyến bay đường dài về, cô thường nhớ lời mẹ dặn: "Nhớ ăn học cho đàng hoàng, kiếm tấm chồng để bõ công tôi chăm lo cho cô nhé". Có lẽ đây là một công việc hệ trọng và khó nhất của tương lai cuộc đời cô. Duyên số là do trời định. Một ngày kia, trên chuyến bay từ Manila - Phi Luật Tân về cô đã gặp “duyên tiền định” của đời mình là “Tướng râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ.

Nam Yên

* Bài đăng trên ấn phẩm chuyên đề báo ĐSPL

Kỳ 2: "Hoa khôi Sài thành" và chuyện tình tướng Râu kẽm