Lần đầu tiên có ca mắc cúm A(H9), chuyên gia cảnh báo không chủ quan

Lần đầu tiên có ca mắc cúm A(H9), chuyên gia cảnh báo không chủ quan

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 08/04/2024 | 14:52
0
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, người dân phải nêu cao ý thức phòng dịch, thực hiện an toàn thực phẩm, bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh trong việc giết mổ.

Theo dõi, giám sát để đánh giá nguy cơ lây truyền cúm

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên trên người, trước đó cuối tháng 3/2024 tại Khánh Hòa đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc cúm A/H5N1 trên người. Thông tin về các ca nhiễm cúm gia cầm trên người thời gian gần đây nhận được sự quan tâm. Cần làm gì để tránh lây cúm gia cầm sang người?

Sáng 8/4, trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, virus cúm có các týp A, B và C. Dựa trên 2 loại Protein bề mặt là H có 16 loại (Hemagglutinin) và N (Neuraminidase) có 9 loại. H và N kết hợp tạo nên chủng cúm khác nhau như: Cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), cúm A(H9N2), cúm A(H3N2), cúm A(H7N9)…

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), con người có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm, cúm lợn và các loại virus cúm khác, như cúm gia cầm A(H5N1), A(H7N9) và A(H9N2) và các virus cúm lợn A(H1N1), A(H1N2) và A(H3N2).

Sức khỏe - Lần đầu tiên có ca mắc cúm A(H9), chuyên gia cảnh báo không chủ quan

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

“Virus cúm gia cầm A được phân thành hai loại, virus cúm gia cầm A có khả năng gây bệnh thấp và virus cúm gia cầm A độc lực cao. Một số chủng virus có độc lực cao như: Cúm A(H7N9), cúm A (H5N2), cúm A(H5N8), cúm A(H5N1)… Còn với tất cả các loại virus cúm A(H9) cho đến nay được xác định trên toàn thế giới ở các loài chim và gia cầm hoang dã đều có khả năng gây bệnh thấp”, ông Phu cho hay.

Theo ông Phu,  tại Việt Nam, trước đây lưu hành cúm A(H5N1) trên người. Còn với cúm A(H9N2) ở nước ta ghi nhận có ở đàn gia cầm. Cúm A (H9N2) thường lưu hành ở đàn gia cầm và có thể lây sang người nhưng chưa thấy dịch lớn xảy ra, mới chỉ có ca bệnh lẻ tẻ.

Mặc dù vậy, ông Phu cho rằng cần phải đề phòng vì các chủng virus rất dễ biến đổi thành chủng nặng hơn hoặc vẫn chủng đó nhưng biến đổi, có độc lực cao hơn, lây lan nhanh hơn, triệu chứng nặng hơn…

Nói thêm về nguy cơ lây nhiễm cúm từ động vật sang người ở nước ta hiện nay, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, hiện một số chủng virus cúm A có khả năng gây bệnh trên người, động vật được biết đến phổ biến như: Cúm A(H5N1), H1N1, H3N2, H5N6, H7N9... Trong đó, cúm A(H5N1) được biết đến là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây bệnh trên chim, gia cầm và một số loài động vật khác và có thể lây nhiễm cho con người.

Cúm A(H5N1) là chủng có độc lực cao, người nhiễm thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người.

“Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A(H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ hoặc chết do bị nhiễm bệnh, môi trường bị nhiễm mầm bệnh”, ông Phu nói và cho biết, để đánh giá nguy cơ lây truyền cúm từ động vật sang người, cần theo dõi, giám sát rất cụ thể từ việc dịch bùng lên ở đàn gia cầm hay không, có lây sang người, bùng phát trên người hay không?...

Không lơ là chủ quan

Chia sẻ thêm về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, ông Phu cho rằng điều cần làm lúc này là làm tốt công tác kiểm dịch thú y, phòng bệnh cho đàn gia cầm để đàn gia cầm không bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh. Vì vậy, người dân tuyệt đối không được chủ quan.

Sức khỏe - Lần đầu tiên có ca mắc cúm A(H9), chuyên gia cảnh báo không chủ quan (Hình 2).

Người dân cần nêu cao ý thức phòng dịch.

“Để hạn chế tối đa việc dịch bùng phát, khi phát hiện những ổ dịch có gia cầm chết, người dân phải ngay lập tức báo cơ sở thú y, cơ sở y tế để các cơ quan đó vào cuộc điều tra ngay”, ông Phu nhấn mạnh.

Đồng thời, người dân phải nêu cao ý thức phòng dịch, thực hiện an toàn thực phẩm; bảo đảm an toàn trong chăn nuôi và bảo đảm vệ sinh trong việc giết mổ gia cầm…

“Ngoài ra, không vì phát hiện ca bệnh mà bài trừ không ăn thịt gà trong lúc này. Chúng ta vẫn nên sử dụng thịt gà nhưng phải để ý tới vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ và ăn uống…”, ông Phu lưu ý.

Cùng với đó, theo ông Phu ngành Y tế cần đẩy mạnh truyền thông để người dân tránh tiếp xúc gia cầm bị bệnh, không ăn gia cầm ốm chết hoặc không rõ nguồn gốc, khi có dấu hiệu sốt, bị viêm nhiễm đường hô hấp khi có lịch sử tiếp xúc với gia cầm cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy;

Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.

Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Lần đầu tiên ghi nhận ca nhiễm cúm A(H9), Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Thứ 7, 06/04/2024 | 12:42
Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra nguồn lây và xử lý triệt để ổ dịch, tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc mới.

Bộ Y tế vào cuộc vụ một học sinh tử vong nghi ngộ độc ở Khánh Hòa

Thứ 7, 06/04/2024 | 06:49
Cục An toàn Thực phẩm đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp điều tra, xử lý, xác định nguyên nhân vụ việc.

Nắng nóng kéo dài, Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe

Thứ 4, 03/04/2024 | 18:00
Theo Bộ Y tế, vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng.
Cùng tác giả

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.
Cùng chuyên mục

Vì sao nắng nóng dễ gây ngộ độc thực phẩm?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:45
Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước, gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

Tăng huyết áp, mối đe dọa sức khỏe mọi lứa tuổi

Thứ 6, 17/05/2024 | 21:48
Là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm, tăng huyết áp đang là mối đe dọa đến sức khỏe của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau.

Những bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:09
Thời tiết nắng nóng là cơ hội cho các loại virus, vi trùng sinh sôi phát triển, gây ra các bệnh dịch, đặc biệt là các bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đăng ký hiến mô, tạng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:37
Tại lễ ra mắt Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và nhiều đại biểu đã đăng ký hiến mô, tạng.
     
Nổi bật trong ngày

Cụ bà U70 trẻ như thiếu nữ nhờ 8 năm chỉ làm điều này, dễ đến nỗi ai cũng có thể làm theo

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:00
Một cụ bà U70 sở hữu vóc dáng trẻ trung, không chút mỡ thừa, mỗi khi ra đường bà thường bị nhận nhầm là cô gái 30 tuổi.

Vào rừng đào măng, ông lão "nhặt" được túi tiền hơn 24 tỷ đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:30
Vụ việc xảy ra đã lâu nhưng vẫn gây rúng động dư luận Nhật Bản suốt thời gian dài.

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu nhờ nuôi con “dị ứng với nước”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:30
Cách đây khoảng 6 năm, anh Trương Dụng (ngụ ấp 61, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ) đã mạnh dạn nuôi con đặc sản này ở vùng đất Sông Nhạn và đã gặt hái thành công.

Nữ diễn viên ballet gặp tai nạn “kinh hoàng” khi tập luyện

Thứ 7, 18/05/2024 | 21:30
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một nữ diễn viên ballet trẻ gặp tai nạn “kinh hoàng” trong khi tập luyện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Bác sĩ người Nhật 61 tuổi trẻ như U30 nhờ bí quyết "không tốn một xu"

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Một bác sĩ tim mạch 61 tuổi gây chú ý nhờ ngoại hình trẻ như thanh niên 30 tuổi chỉ nhờ thói quen độc đáo tại nhà, khiến ai cũng ngỡ ngàng.