Loạt kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu

Nguyễn Phương Anh
Thứ 5, 14/03/2024 | 16:21
0
Các hội, hiệp hội ngành chăn nuôi cho rằng, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam đang gây ra nhiều rủi ro, hệ lụy, lan truyền dịch bệnh nguy hiểm.

Mới đây, các hội, hiệp hội gồm: Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về một loạt vấn đề.

Cụ thể, các 4 hội, hiệp hội kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy với mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và thuốc thú y. Áp dụng đồng loạt việc không tính thuế giá trị gia tăng với các sản phẩm chăn nuôi đang ở dạng sơ chế bảo quản và kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Về vấn đề nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, 4 hội, hiệp hội lớn cho rằng, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam hiện nay còn nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện cho các sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng đang ồ ạt vào Việt Nam. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt, trứng gia cầm, Việt Nam phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến sản phẩm chăn nuôi của nước yếu thế và thiệt thòi ngay ở trong nước.

Theo số liệu thống kê, năm 2023, Việt Nam chi tới 3,53 tỷ USD để nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhưng xuất khẩu chỉ đạt 515.000 USD. Ngoài con số nhập khẩu chính ngạch nêu trên, còn một khối lượng rất lớn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu tiểu ngạch (nhập lậu). 

Tiêu dùng & Dư luận - Loạt kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu

Các hội, hiệp hội cho rằng, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam đang gây ra nhiều rủi ro, hệ lụy, lan truyền dịch bệnh.

Các hội, hiệp hội cho rằng, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam đang gây ra nhiều rủi ro, hệ lụy, lan truyền dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm và viêm da nổi cục trên trâu bò...

Bên cạnh đó, các sản phẩm nhập khẩu đang tạo ra áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Vì sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chính ngạch hiện nay, phần lớn là thứ phẩm mà ở các nước họ ít dùng làm thực phẩm, như: đầu, cổ cánh, tim cật, lòng mề, gà đẻ và bò sữa thải loại...chưa kể đó còn là các loại thực phẩm đã gần hết hạn sử dụng nên có giá rất rẻ, chỉ bằng ½ giá trong nước cùng loại khi nhập về.

Gây rủi ro lớn về chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nhất là ở khu vực bếp ăn tập thể cho học sinh, quân nhân, công nhân...đang là đối tượng sử dụng phần lớn các loại thực phẩm đông lạnh nhập khẩu này.

Đồng thời, làm mất cơ hội và động lực đầu tư của doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước và về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm Quốc gia.

Các hội, hiệp hội cho rằng, với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, thì chỉ 3-5 năm tới khi các dòng thuế quan các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0% thì Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Đây có thể là một ngoại lệ diễn ra quá nhanh so với nhiều nước trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Nhà nước cần có chính sách và thời gian để người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước có thể thích nghi được.

Từ đó, lãnh đạo các hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các bộ, ngành tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Đối với nhập khẩu chính ngạch, 4 hội và hiệp hội kiến nghị khẩn trương xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các chính sách thương mại để hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm chăn nuôi.

Trong đó, cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và hạn chế thấp nhất số lượng các cửa khẩu được phép nhập khẩu vật nuôi sống vào Việt Nam, như kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Lãnh đạo các đơn vị trên cũng kiến nghị cấm tất cả mọi hình thức nhập khẩu tiểu ngạch và sử dụng các loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu theo hình thức này.

Từng bị hủy niêm yết, cổ phiếu của Incomfish có đang lội ngược dòng?

Thứ 5, 14/03/2024 | 12:16
Sau 7 năm kinh doanh thua lỗ, Incomfish đã báo lãi trở lại vào năm 2023, trước khi cổ phiếu ICF của công ty ghi nhận chuỗi tăng trần trong 10 phiên liên tiếp.

Thị trường heo trầm lắng, doanh nghiệp chăn nuôi “mỗi người một vẻ”

Thứ 4, 21/02/2024 | 17:33
Năm 2023, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành chăn nuôi có sự phân hóa rõ rệt, trong khi Dabaco và HAGL báo lãi tăng trưởng thì BAF lại chạm đáy lợi nhuận.

Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 6,8 tỷ USD

Thứ 5, 21/12/2023 | 14:09
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ước tính cả năm 2023, Việt Nam chi khoảng 6,8 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Cùng tác giả

Tập đoàn PAN dành ra bao nhiêu tiền trả chi phí lãi vay?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:07
Sau khẳng định với cổ đông về việc hoàn toàn có thể chi trả các khoản chi phí, quý I/2024, Tập đoàn PAN đã trả khoảng 83 tỷ đồng chi phí lãi vay, giảm 15%.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:06
Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Cổ phiếu của Gạo Trung An bị hủy niêm yết bắt buộc

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:29
Do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023, 78 triệu cổ phiếu TAR của Trung An sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/5.

Không còn kinh doanh dưới giá vốn, Dabaco báo lãi tăng vọt

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:13
Nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm, sản lượng thức ăn chăn nuôi và giá lợn tăng nên Dabaco báo lãi 72 tỷ đồng trong quý I/2024, cải thiện so với số lỗ cùng kỳ.

Sử dụng đòn bẩy tài chính cao, Lộc Trời vẫn chìm trong thua lỗ

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Sử dụng đòn bẩy tài chính cao để đảm bảo cho việc vận hành được ổn định, Tập đoàn Lộc Trời vẫn báo lỗ 96 tỷ đồng bất chấp doanh thu tăng mạnh trong quý I/2024.
Cùng chuyên mục

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Du lịch Huế "bội thu" dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:32
Số lượng khách du lịch đến Huế trong dịp lễ 30/4-1/5 năm nay cao hơn dịp Tết Nguyên Đán vừa qua.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít sau kỳ nghỉ lễ

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:08
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (2/5).
     
Nổi bật trong ngày

Du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng “thắng lớn” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Thế mạnh du lịch biển giúp du khách ùn ùn kéo đến Quảng Ninh và Hải Phòng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, vượt xa kỳ vọng của 2 địa phương về cả số lượng lẫn doanh thu.

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Kiên Giang: Đón hơn 270 ngàn du khách dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Theo thống kê trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Kiên Giang ước đón 272.547 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".