Thời gian gần đây, các bậc phụ huynh trên khắp cả nước đang rất lo lắng, sốt sắng để lựa chọn cho con em mình một ngành học phù hợp với năng lực cũng như đầu ra ngành nghề. Còn tôi, tôi tự nhận tôi là một con cá bơi ngược dòng, và đưa ra lời khuyên cho các em rằng đừng nên đi học nữa. Chỉ cần học làm sao đủ viết được tên của mình và biết kí một chữ kí thật mượt mà, bay bướm, vừa thể hiện sự linh hoạt của ngôn ngữ lại thể hiện sự cứng rắn, quyết đoán là được.
Phó hiệu trưởng trường tự kí quyết định bổ nhiệm mình vào vị trí tổng biên tập tạp chí ngành. Ảnh: Infonet
Chẳng phải vô tình mà người Anh có câu: “Bliss is ignorance” (Không biết là hạnh phúc). Các em đừng tin vào những cuốn sách “hạt giống tâm hồn”, khuyên con người ta phải trau dồi tri thức, hay những câu cửa miệng của những kẻ bất đắc chí rằng “Sách là nguồn sáng nhân loại”. Đó chỉ là lý thuyết thôi! Mà lý thuyết thì luôn xám xịt, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.
Và cây đời chính là câu chuyện của những “kẻ biết nhiều” đầy lầm lỗi trong thời gian gần đây. Những kẻ đó không những biết chữ mà họ còn có khả năng sử dụng những ứng dụng phần mềm máy tính hiện đại, tiện dụng bậc nhất thế giới để có thể soạn thảo văn bản mà người ta thường định danh một cách trìu mến: Thằng đánh máy.
Sau vài vụ “giật gân” mà lỗi lầm toàn ở người đánh máy thì tôi còn nhận ra một chân lý khác đó là môi trường, hoàn cảnh sống hay sự phát triển của đô thị không có sự liên quan nào với tư duy ngôn ngữ của con người. Dù ở một huyện hẻo lánh tại một tỉnh miền núi phía Bắc cho đến những thành phố phát triển bậc nhất ở Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng thì “thằng đánh máy” vẫn luôn có những cái sai không thể hiểu nổi. Và kèm theo đó là những cán bộ cũng... không thể hiểu nổi.
Từ việc “động trời” là thông tin 16 trẻ em bị bắt cóc mổ nội tạng đến những văn