'Phi vụ' không bình thường!
Theo ông, có điều gì đó bất thường trong việc Bộ GD&ĐT ra kết luận “đạo văn” đối với ông Hoàng Xuân Quế?
Tôi không biết Thanh tra Bộ GD&ĐT làm thế nào nhưng rõ ràng là có nhiều điểm bất thường. Tôi không biết tổ xác minh đi xác minh cái gì khi không yêu cầu người tố cáo đưa ra bằng chứng của việc “đạo văn” mà họ đang tố cáo; Không xem xét các ý kiến nhận xét, kết luận của cả hội đồng chấm luận án của anh Hoàng Xuân Quế cũng như mối liên hệ của các nhà khoa học có liên quan trực tiếp đến 2 luận án. Ít nhất, là có 2 nhà khoa học là những chuyên gia đầu ngành về ngân hàng – tài chính liên quan trực tiếp và rất quan trọng là GS Cao Cự Bội và TS Dương Thu Hương. Hai người này là do người bị tố cáo biết được và cung cấp. Vậy còn những người nào nữa, tổ xác minh có để ý tới không; Không để ý đến ý kiến xác nhận và đề nghị bằng văn bản của các nhà khoa học tham gia phản biện luận án của anh Hoàng Xuân Quế.
Họ cũng là những chuyên gia đầu nghành của ngành ngân hàng – tài chính, và với trách nhiệm được Bộ giao phó là thẩm định và chấm luận án của Hoàng Xuân Quế, chắc chắn họ phải hết sức trách nhiệm trong việc đưa ra nhận xét, đánh giá về luận án. Đặc biệt, hai luận án được bảo vệ cách nhau có mấy tháng và được công khai, thông báo rộng rãi.
GS.TSKH Lê Du Phong: 'Phải tước ngay học hàm giáo sư của ông Nguyễn Văn Nam'.
> Đại biểu Quốc hội: Sẽ chất vấn bộ trưởng Giáo dục tại nghị trường nếu giải quyết không thoả đáng
Mặt khác, luận án của anh Hoàng Xuân Quế đạt loại xuất sắc (7/7 thành viên hội đồng chấm điểm). Vậy luận án này phải được Bộ tiến hành thẩm định lại chất lượng trước khi cấp bằng. Tôi không thấy trong kết luận thanh tra nhắc đến và trách nhiệm của hội đồng này như thế nào?
Việc cơ bản mà Thanh tra phải xác định đầu tiên là Đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra ở đây là nội dung cuốn luận án đang bị tố cáo là đạo văn (chứ không phải hình thức). Nhưng Thanh tra đã sử dụng cuốn luận án mang tên Hoàng Xuân Quế đang lưu tại Thư viện Quốc gia, không hề có chữ ký cam đoan hay bất kỳ dấu tích nào của người viết, và không phải là nơi lưu giữ hồ sơ gốc của NCS để hội đồng ngành kinh tế thẩm định lại luận án là không đúng.
Vì thế, các nhà khoa học ngành ngân hàng phản ứng gay gắt kết luận Thanh tra của Bộ GD&ĐT là rất đúng.
Nhiều nhân chứng sống, họ là những người phản biện đối với luận án của ông Hoàng Xuân Quế lại khẳng định không có chuyện sao chép trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế như kết luận của Bộ GD&ĐT. Nếu những người này đề nghị đối thoại với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, theo ông là có nên và có đúng luật không?
Điều này là hoàn toàn đúng. Vì Hội đồng phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước khi đánh giá về luận án và họ đều có cam kết trước Nhà nước là luận án này không trùng lặp. Theo đó, Bộ GD&ĐT muốn làm gì thì làm, trước hết phải xin ý kiến của các thành viên trong hội đồng này. Đây là quy định của Nhà nước rồi, Bộ GD&ĐT không thể kết luận như thế được, phải hỏi ý kiến của các thành viên của hội đồng.
Đây là việc hoàn toàn không bình thường. Không bình thường ở chỗ là tất cả những quy định này Bộ GD&ĐT đều biết hết, tại sao Bộ này lại không theo quy định mà làm. Luận án phải có chữ ký của các phản biện, nhận xét của phản biện độc lập, nhận xét của 7 thành viên trong hội đồng… Tại sao lại không tham vấn ý kiến của hội đồng mà vội vàng ra kết luận như vậy?
Luận án cũng là công sức của cả tập thể giáo viên hướng dẫn, vậy tổ xác minh không làm việc với họ? Ngay cả văn bản xác nhận và đề nghị của họ gửi Bộ trưởng cũng không được xem xét?
Như vậy là tổ xác minh mà thanh tra Bộ GD&ĐT làm nòng cốt đã bỏ qua nhiều công đoạn, chứng cứ cũng như nhân chứng quan trọng có tính chất làm thay đổi bản chất sự việc, thưa ông?
Đúng là như vậy. Nhiều giai đoạn, nhiều công việc bắt buộc phải xử lý thì Bộ GD&ĐT không làm và xử lý rất vội. Có gì đó không bình thường trong cách xử lý “phi vụ” này. Từ việc thu thập tài liệu cho đến hỏi các nhân chứng, thời gian thực thi đều không bình thường. Kể cả quyết định thanh tra cũng được ký vào thứ 6, đăng tải trên Website của Bộ lúc 10h đêm cùng ngày và hôm sau( thứ 7) ra Bưu điện gửi cho anh Hoàng Xuân Quế (theo dấu bưu điện)!.Sao lại làm như thế được.
Dư luận xã hội cũng như đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học KTQD thấy rất lạ, bởi trước đây những sai phạm của chính ông Nguyễn Văn Nam lại được Bộ GD&ĐT kéo dài gần 2 năm mới xử lý, nhưng khi ông Nguyễn Văn Nam làm đơn tố cáo người khác thì chính Bộ GD&ĐT lại vội vàng vào xử lý và đưa ra kết luận gây bức xúc cho dư luận. Điều này làm người ta nghi ngờ về sự công bằng, minh bạch, nếu Bộ GD&ĐT không làm công bằng thì sẽ rất mất uy tín.
Tôi đã từng viết cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT rất nhiều thư đề nghị xử lý ông Nguyễn Văn Nam nhưng chưa bao giờ Bộ này trả lời một cách chính xác hoặc chưa bao giờ lãnh đạo gặp gỡ trao đổi một cách chính thức, mặc dù Quốc hội có yêu cầu Bộ GD&ĐT xử lý và trả lời tôi nhưng cuối cùng bộ này không trả lời.
'Phải tước ngay học hàm giáo sư của ông Nguyễn Văn Nam'
Không tổ chức đối thoại và mặc cho nhiều nhà khoa học phản ứng quyết liệt, nếu tới đây Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vẫn “chuẩn y” nội dung của kết luận thanh để ra quyết định cuối cùng, theo ông, trách nhiệm của cá nhân chủ tịch và các thành viên hội đồng sẽ được “truy cứu” ra sao?
Trước hết phải hiểu thế nào là đạo văn? Và mức độ như thế nào, vi phạm như thế nào thì sẽ bị thu hồi bằng, phải làm đúng luật. Nếu như kết luận của Bộ GD&ĐT là đúng khi quy kết anh Hoàng Xuân Quế sao chép của anh Mai Thanh Quế và tước bằng tiến sĩ của anh Hoàng Xuân Quế là đúng, vậy thì Bộ GD&ĐT cũng phải công bằng là tước luôn học hàm giáo sư của ông Nguyễn Văn Nam. Vì ông Nam vừa là Chủ tịch Hội đồng cơ sở của anh Hoàng Xuân Quế, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng cấp nhà nước của anh Hoàng Xuân Quế.
Bảy thành viên trong Hội đồng cấp nhà nước trong bản nhận xét đều có cam kết là bản luận án này không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học hoặc luận án nào đã có, ông Nam với trách nhiệm là chủ tịch hai hội đồng, lại là Giáo sư ngành ngân hàng mà không phát hiện được ra, sau 10 năm mới đem đơn kiện thì chứng tỏ ông Nam trình độ rất kém, cần phải tước ngay học hàm Giáo sư đối với ông Nam. Thế mới công bằng.
Rõ ràng trách nhiệm của Chủ tịch hội đồng rất lớn ở chỗ này, Bộ GD&ĐT chỉ “xử lý một thằng” còn “thằng khác lại không xử lý” thì ai chấp nhận được!. Điều yếu kém này bản thân ông Nam thừa nhận, thừa nhận là ông Nam làm đơn bảo anh Quế chép của “thằng” khác. Như vậy sau 10 năm thì ông Nam mới thừa nhận mình kém, đúng không? Chính cái đơn của ông Nam là điều thể hiện anh Nam đã thừa nhận mình không hoàn thành nhiệm vụ, điều đó xứng đáng để tước học hàm giáo sư của ông Nam. Bộ GD&ĐT phải thấy rõ được điều này chứ không thể bất công như thế được.
Tôi nghĩ rằng Bộ GD&ĐT phải hết sức công bằng trong việc xử lý. Có tội thì phải xử lý đúng tội để xã hội thấy Bộ GD&ĐT làm ăn công bằng chứ không thể lơ mơ thế này được.
Bộ GD&ĐT công bằng bao nhiêu thì uy tín lên bấy nhiêu, còn không công bằng thì uy tín đã kém rồi thì sẽ còn kém hơn nữa.
Xin cảm ơn ông!
. 'Kết luận của Bộ Giáo dục xúc phạm danh dự tôi' . Cựu phó thống đốc Ngân hàng NN kiến nghị bộ trưởng Phạm Vũ Luận |
Nhóm phóng viên Giáo dục (thực hiện)