Sputnik News dẫn lời chuyên gia về quốc phòng, Samir Patil thuộc trung tâm nghiên cứu Gateway House ở Mumbai (Ấn Độ) cho biết: " Chúng tôi tin rằng có đủ nguồn lực tài chính để mua Armata của Nga. Qua đó, Ấn Độ sẽ phát triển mẫu xe tăng chiến đấu mới (FICV) dựa trên nguyên mẫu xe tăng này".
Ấn Độ và Trung Quốc bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến Armata T-14 của Nga.
Ông Patil đưa ra nhận định trên sau tuyên bố của cố vấn Tổng thống Nga Vladimir Kozhin ngày 4/6. Ông Kozhin tiết lộ các đối tác nước ngoài, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến Armata.
Armata T-14 lần đầu tiên được Nga giới thiệu trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phátxít hồi tháng trước.
Mẫu xe tăng chủ lực Armata đặt ra nền tảng cho hàng loạt các phương tiện vũ trang mới. "Tôi nghĩ rằng Ấn Độ muốn xây dựng một nền tảng tương tự như vậy cho lực lượng quân đội", ông Samir Patil cho biết. Ông cũng không loại trừ khả năng Ấn Độ hợp tác cùng Nga để chế tạo "xe tăng của tương lai".
Nga là quốc gia duy nhất Ấn Độ đang hợp tác phát triển các vũ khí hiện đại. Moscow có máy bay chiến đấu thế hệ 5 PAK FA và các máy bay vận tải đa nhiệm... "Đó là lý do Ấn Độ muốn hợp tác cùng Nga để sản xuất xe tăng của riêng mình. Mục đích chính của việc này là nhằm thu hút vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài đến với Ấn Độ".
Siêu tăng Armata tỏ ra vượt trội so với những loại xe tăng khác bởi kíp lái ngồi riêng trong một khoang bọc thép, cách xa thùng chứa đạn dược. Armata hoạt động hoàn toàn bằng máy tính và chỉ cần kíp lái bao gồm 3 người.
Armata sử dụng súng máy 7,62 mm hoàn toàn tự động, được điều khiển từ kíp lái bên trong xe. Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin từng nói rằng, Armata vốn được thiết kế để có thể phát triển trở thành các xe tăng chiến đấu điều khiển từ xa trong