Lý do máy bay ông Putin đến G20 phải tránh không phận Ba Lan

Lý do máy bay ông Putin đến G20 phải tránh không phận Ba Lan

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 10/07/2017 12:00

Việc tránh không phận Ba Lan và các nước Baltic khiến một số tin đồn nói rằng ông Putin sợ máy bay "bị bắn hạ". Các chuyên gia đã giải thích lý do này.

Những tin đồn về "đường bay lạ"

Máy bay chở Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg đã phải đi dài thêm 500 km về phía Phần Lan và Biển Baltic để tránh bay qua sườn phía Đông của NATO, nơi có không phận của Ba Lan và các nước Baltic.

Dữ liệu theo dõi chuyến bay từ FlightRadar24 đã chỉ ra rằng chiếc Il-96-300PU chở Tổng thống Nga bay từ Moscow đến Hamburg hôm 6/7 đã đi chệch hướng khỏi lãnh thổ Belarus, Ba Lan và bay qua Biển Baltic, tiến vào không phận các quốc gia không thuộc NATO như Phần Lan và Thụy Điển trước khi bay vào vùng trời Đan Mạch và Đức.

Tiêu điểm - Lý do máy bay ông Putin đến G20 phải tránh không phận Ba Lan

Chuyên cơ Il-96-300PU chuyên chở các nhà lãnh đạo Nga.

Đội bay Il-96-300PU của Tổng thống Nga được cho là có bốn máy bay. Tất cả đều trang bị một loạt các tính năng bảo mật tiên tiến, bao gồm một lớp phủ bảo vệ dọc theo khung để gây nhiễu radar, hệ thống gây nhiễu chống tên lửa MANPADS và thậm chí là cả hệ thống phòng không.

Theo Sputnik, các máy bay này còn một hệ thống cứu hộ khẩn cấp dành cho yếu nhân. Tất cả các thiết bị này trở nên đặc biệt quan trọng khi Tổng thống bay đến các nước mà một máy bay quân sự Nga không thể đảm bảo an toàn.

Alexander Khramchikhin, Phó Giám đốc viện Phân tích Chính trị và Quân đội tại Moscow cho biết, an ninh của Tổng thống đã đưa ra một đề xuất hợp lý khi tránh không phận Ba Lan trong thời điểm hiện tại.

"Không quân Ba Lan là lực lượng đặc biệt nhất trên thế giới khi được trang bị vũ khí hỗn hợp của Mỹ và Nga. Cụ thể, họ có 48 chiếc F-16, khoảng 30 chiếc MiG-29 và khoảng 30 máy bay chiến đấu Su-22 đang hoạt động, 20 chiếc đang nằm kho".

"Hệ thống phòng không trên mặt đất của họ bao gồm một Hệ thống đánh chặn tên lửa Patriots (Mỹ), Hệ thống S-200 của Liên Xô và Hệ thống phòng thủ tên lửa Krug.

Theo chuyên gia Khramchikhin, lý do thực sự của việc bay vòng có thể không bao giờ được tiết lộ. Tuy nhiên, quyết định này cho thấy bộ phận an ninh của Tổng thống Nga đang thực hiện tốt phương châm “thừa còn hơn thiếu", đặc biệt là sau sự cố  khiêu khích liên quan đến Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu.

Đọc thêm>>> Lý do gì khiến Nhật Bản trở thành 'bia ngắm' của tên lửa Triều Tiên?

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.