Mạng ảo - Tổn thương thật

Mạng ảo - Tổn thương thật

Thứ 6, 01/03/2019 | 07:33
0
Cho con cái sử dụng điện thoại thông minh, thì các bậc phụ huynh có biết trẻ làm gì ở trên đó hay không? Các vị nghĩ sao nếu chúng thường xuyên tiếp xúc với những kẻ bệnh hoạn, những lời nói phản cảm và gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ?

Internet bùng nổ kéo theo sự phát triển của những trang mạng xã hội, đã có tới hàng tỷ người theo dõi - chính là nơi những kẻ xấu, kẻ lạm dụng trẻ em trà trộn. Theo nghiên cứu mới đây của Hiệp hội quốc gia phòng chống hành vi tàn ác đối với trẻ em (NSPCC – trụ sở ở London, Anh), trong 40.000 học sinh được khảo sát thì có tới 25% từng thực hiện livestream với người lạ. Cứ 20 em đang livestream hay trong các bình luận ở một bài nào đó thì có 1 em được yêu cầu cởi bỏ quần áo.

Đây thực sự là con số rất đáng báo động về tình trạng trẻ em tiếp xúc với các mạng xã hội. Tiktok là một trang mạng theo hình thức livestream có lượng người dùng lớn nhất hiện nay với gần 1 tỷ người dùng trên toàn cầu (theo Sensor Tower).

Thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội bùng nổ mạnh mẽ thì việc bảo vệ con em không chỉ còn ở ngoài đời thực nữa. Mạng xã hội là nơi mà hàng trăm, hàng tỷ người không rõ lai lịch, trong đó có những kẻ gian ẩn nấp để chờ cơ hội “vồ mồi” thì thực sự nguy hiểm.

Ở lứa tuổi học sinh, tâm lý trẻ vẫn còn khá tò mò, thích thú với những thứ lạ lẫm mà mình chưa bao giờ tiếp xúc, những thứ vui nhộn “màu hồng” ở trên mạng. Trong khi đó, các trang mạng như Tiktok tuy có quy định cấm trẻ dưới 13 tuổi, nhưng chắc chắn không thể kiểm soát được.

Nhìn vào nhiều gia đình hiện nay, bố mẹ do quá bận cũng dễ dãi cho trẻ sử dụng điện thoại mà không có sự quản lý, ông bà thì “thương” cháu quá nên cũng cho trẻ tự do dành nhiều thời gian để “ôm” chiếc điện thoại.

Nhưng bố mẹ lại quá chủ quan khi bây giờ rất dễ dàng để trẻ nói chuyện với những người lạ, mặc dù ở ngoài chúng ta vẫn dặn trẻ kiểu như “Đừng có mà nói chuyện với người lạ, họ có thể là người xấu!”.

Tại Việt Nam thì con số trẻ tiếp cận với các nội dung bạo lực, khiêu dâm lên tới hơn 50%, trong đó 36,4% trẻ em có những trải nghiệm không mong muốn liên quan đến bạo lực; 13,2% trẻ buộc phải tiếp xúc không mong muốn với tài liệu khiêu dâm; 15,7% trẻ gặp hành vi dụ dỗ tình dục qua mạng; 2% trẻ nhận được yêu cầu tiết lộ thông tin/hình ảnh không mong muốn. (Khảo sát năm 2014 của Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số & Bộ LĐTB&XH).

Xi nhan Trái Phải - Mạng ảo - Tổn thương thật

Cần thêm nhiều hội thảo mang nội dung bảo vệ trẻ em trên với mạng xã hội

Câu chuyện đáng bàn đó là sự quan tâm đúng mực của gia đình với trẻ. Mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi. Trên đó, trẻ em được khám phá, tìm hiểu, vui vẻ với những nội dung hay, thú vị là đúng! Nhưng mặt khác mà chính phụ huynh cũng có thể chưa bao giờ biết tới chính là những “mảnh đất” quá phức tạp, nơi đủ loại người, đủ lứa tuổi ở đó, với con của bạn.

Trẻ em dễ bị xâm hại trên môi trường mạng vì trẻ em đang dẫn đầu trong việc tiếp thu và sử dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam. Tuy nhiên trẻ em lại có hiểu biết chưa đầy đủ về những nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng internet. Phần lớn trẻ em tự học cách dùng internet (68%). Chỉ có 11% học từ nhà trường nhưng hầu hết các trường học cũng mới chỉ dạy kỹ năng công nghệ thông tin, không dạy về sử dụng mạng an toàn. (theo Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD) Trong khi từ phía cha mẹ, người giám hộ và người chăm sóc thì do những hạn chế về kiến thức, kỹ năng gặp nhiều khó khăn để giám sát có hiệu quả các hoạt động của trẻ em trên môi trường mạng

Các câu chuyện đau lòng về việc trẻ em bị dụ dỗ, xâm hại thậm chí bị giết hại vẫn diễn ra thường xuyên. Bạn đừng nên chờ đợi phía những nhà quản lý mạng xã hội “còng tay” những kẻ gian ác mà hãy bắt đầu từ phía mình. Nhưng những hành động bắt ép trẻ không được sử dụng internet nữa đôi khi lại “phản tác dụng”. Cách đơn giản đầu tiên là hãy ngồi xuống và trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với trẻ, nói với trẻ điều gì nên và không nên khi tiếp xúc với một thế giới ảo toàn những người lạ.

Trẻ em đặc biệt ở tuổi vị thành niên đang trở thành một bộ phận người dùng “trung thành” với mạng xã hội nên việc dạy chúng trở thành “những người dùng thông thái” luôn là bài học đúng đắn, được rút ra từ chính những sai lầm của các sự việc không mong muốn trước đó.
Muốn dạy trẻ thành công, trước hết, bố mẹ cần học hỏi để trở thành người hiểu về mạng xã hội một cách thông thái!

Hạnh Mỹ

Ấn Độ muốn kiểm duyệt nội dung "bất hợp pháp" trên mạng xã hội

Thứ 2, 21/01/2019 | 07:04
Trước những tác động tiêu cực rất lớn đến từ tin tức giả và thông tin sai lệch trên Facebook, Whatsapp - Ấn Độ đang soạn thảo các quy tắc để giám sát mạng xã hội.

Những điều người sử dụng mạng xã hội cần lưu ý từ 1/1/2019

Chủ nhật, 30/12/2018 | 13:19
Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực thi hành vào 1/1/2019 với nhiều quy định quan trọng. Trong đó, hàng loạt các hành vi bị nghiêm cấm.

An ninh hình sự 24h: Giả hotboy, lừa tình, lừa tiền gái trẻ qua mạng xã hội

Thứ 7, 29/12/2018 | 21:00
Tin an ninh hình sự 24h qua: Điều tra nhóm người bịt mặt cầm gậy tấn công tài xế xe cuốc; Bắt khẩn cấp gã con rể lấy bùn nhét vào miệng mẹ vợ đến tử vong; 9X chuyên lừa tình, lừa tiền các cô gái trẻ trên mạng xã hội...
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.