Kiến thức quan trọng mẹ cần biết khi bổ sung chất xơ phòng ngừa táo bón cho con

Kiến thức quan trọng mẹ cần biết khi bổ sung chất xơ phòng ngừa táo bón cho con

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 4, 16/05/2018 16:00

Thông thường, lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho trẻ từ 1-3 tuổi là 19g, còn trẻ từ 4-8 tuổi là 25g. Trẻ em trong độ tuổi 10 - 14 hoặc người già lại cần tăng lượng chất xơ hàng ngày nhiều hơn một chút.

1. Chất xơ là gì?

Theo từ điển y khoa Medilexicon, chất xơ có nghĩa là “chất dinh dưỡng trong bữa ăn mà không được tiêu hóa bởi men dạ dày ruột”. Nó là phần còn lại sau quá trình tiêu hóa, được đẩy đi ngang qua đường tiêu hóa và được hấp thu nước khi di chuyển qua đường ruột.

2. Tại sao chất xơ cần thiết cho trẻ nhỏ? 

Kiến thức quan trọng mẹ cần biết khi bổ sung chất xơ phòng ngừa táo bón cho con

 

Chất xơ như một “công thần” đóng vai trò không hề nhỏ trong hệ tiêu hóa của bé.

- Trong hệ thống ruột già, chất xơ giúp làm mềm và xốp phân, góp phần đào thải phân dễ dàng hơn.

- Chúng còn là nguồn thức ăn cho vi sinh vật sống hữu ích ở ruột già, kích thích chọn lọc và hỗ trợ một số chủng vi khuẩn có lợi như Bifidobacteria hay Lactobacili…, làm giảm số lượng một số chủng vi khuẩn có hại như Escheriachili coli, Clostridia.

- Chất xơ thực sự có thể kết nối với các chất có nguy cơ có hại trong đường tiêu hóa và đào thải chúng ra ngoài.

- Quan trọng hơn, chất xơ có vai trò chống táo bón rất lớn. Khi vào cơ thể, chất xơ hút nước, nở to ra làm tăng khối lượng bã thải. Mặt khác, nó kích thích nhu động ruột non, ruột già co bóp mạnh làm cho tiêu hóa dễ hơn và dễ tống phân ra ngoài. Ngoài ra, chất xơ ở ruột già có tác dụng tăng khả năng lên men của vi khuẩn ruột già với các polysaccharide, sinh ra các acid chuỗi ngắn là nguồn năng lượng cho tế bào niêm ruột già.

Vì vậy mà khi bị thiếu hụt lượng chất xơ cần bổ sung hàng ngày, bé rất dễ bị táo bón.

3. Phân loại các nhóm chất xơ

Chất xơ được phân thành 2 dạng chính là chất xơ hòa tan và không hòa tan.

- Chất xơ hòa tan là dạng chất xơ khi đi vào ruột bị tác động của vi khuẩn đường ruột, có thể hấp thu nước và trở thành dạng chất gel. Chất xơ hòa tan thường có trong các loại đậu, yến mạch, lúa mạch và một số loại trái cây…

- Chất xơ không hòa tan đúng như tên gọi của nó sẽ không tan trong nước, không thay đổi hình dạng khi đi qua đường ruột. Chất xơ không hòa tan có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, hạt, các loại trái cây và rau xanh đặc biệt là trong hạt, vỏ, thân cuống.

Cả 2 loại chất xơ này đều hiện diện ở tất cả thức ăn từ thực vật và hữu ích với sức khỏe con người. Tuy nhiên tỉ lệ giữa 2 dạng chất xơ thay đổi tùy theo nhóm thức ăn. Ví dụ trong nhóm rau quả, lượng xơ không hòa tan thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Ở bông cải xanh, tỉ lệ này là 1.5g chất xơ không hòa tan:1g chất xơ dạng hòa tan.

4. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng 2000, thức ăn chứa nhiều chất xơ cellulose được sắp xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau:

• Nhóm ngũ cốc: cám gạo mè, bánh mè đen, khoai mì, khoai lang, đậu xanh, đậu đũa, đậu rồng, đậu đen, đậu nành, hạt đậu cô ve, mè đen.

• Nhóm rau: măng khô, nấm mèo, rau câu, măng tre, rau má, bắp chuối, đu đủ xanh, cải soong, xương rồng, bồ ngót, rau dền, rau lang, cải trắng, cần ta, rau nuống.

• Nhóm trái cây: chuối khô, vú sữa, thanh long, sầu riêng, cam, cái dừa, mít dại, nhãn, nho khô. 

Kiến thức quan trọng mẹ cần biết khi bổ sung chất xơ phòng ngừa táo bón cho con (Hình 2).

Nguồn cung cấp chất xơ

Như vậy mẹ có thể thấy, các loại rau quả chứa một lượng lớn chất xơ. Trong khi các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như sữa, thịt, cá, trứng… thì không có chất xơ trong đó. Từ đó mà mẹ nên cân đối khẩu phần ăn cho bé để đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng cũng như chất xơ giúp bé phát triển cân đối, có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

5. Bổ sung bao nhiêu gam chất xơ mỗi ngày là đủ?

Nhìn chung, nhu cầu chất xơ còn tuỳ thuộc vào tuổi tác, giới tính, thói quen ăn uống của từng quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi ngày một người khoẻ mạnh bình thường nên dùng 25-30g chất xơ.

Ở trẻ em, nhu cầu chất xơ còn phụ thuộc theo lứa tuổi. Thông thường, lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho trẻ từ 1-3 tuổi là 19g, còn trẻ từ 4-8 tuổi là 25g. Trẻ em trong độ tuổi 10-14 hoặc người già lại cần tăng lượng chất xơ hàng ngày nhiều hơn một chút.

6. Những lưu ý khi bổ sung chất xơ cho trẻ

- Mẹ nên cân đối các nhóm ngũ cốc, rau và trái cây trong khẩu phần ăn của trẻ để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của con. Trong đó, rau và trái cây là những nguồn bổ sung chất xơ tuyệt vời cho trẻ. Mẹ có thể xem thêm các bí quyết để giúp trẻ ăn rau nhiều hơn.

- Không nên tăng đột ngột, nhồi nhét quá nhiều loại thực phẩm giàu xơ cùng một lúc có thể khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu.

- Kết hợp cho trẻ dùng đủ lượng nước cần thiết hàng ngày để việc bổ sung chất xơ hiệu quả nhất. 

Kiến thức quan trọng mẹ cần biết khi bổ sung chất xơ phòng ngừa táo bón cho con (Hình 3).

 

- Khá nhiều bà mẹ gặp phải tình huống con mình ăn rau củ quả mỗi ngày nhưng vẫn bị táo bón triền miên. Khi đó mẹ cần tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ và tìm cách khắc phục. Tham khảo thêm các cách trong bài viết sau: Cách giúp trẻ giảm táo bón hiệu quả

Với trường hợp này, rất nhiều bậc cha mẹ đã cân nhắc đến dùng các thực phẩm bổ sung để tăng cường lượng chất xơ cho bé, giúp trẻ thanh nhiệt lương huyết, giảm tình trạng táo bón, khó đi ngoài. Hiện nay, DIẾP CÁ VƯƠNG GOLD là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều bậc cha mẹ tin dùng.

Diếp cá vương Gold có chứa rau dền, súp lơ xanh, rau má, diếp cá, là nguồn bổ sung rau xanh dồi dào, phòng chống táo bón hiệu quả cho bé. Đặc biệt thành phần FOS là một chất xơ hòa tan có tác dụng tăng số lượng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, L-Lysine HCl, Taurine, Thymomodulin, Magie gluconate có trong sản phẩm còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não và thị lực toàn diện hơn.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Số hotline: 0982 498 826

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bênh. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Tuấn Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.