>Không thể chờ có thêm nhà báo bị giết mới ban hành luật
>Những vụ phóng viên bị đe dọa, hành hung ghê rợn
Mô hình pháp luật bảo vệ hoạt động của nhà báo
Có thể kể tới mô hình pháp luật bảo vệ hoạt động của nhà báo, phóng viên ở Amenia khi đất nước này mạnh dạn sửa đổi Bộ luật hình sự và bổ sung điều 164 ghi nhận “tội cản trở các hoạt động nghiệp vụ hợp pháp của nhà báo” vào năm 2009.
Các nhà làm luật của Amenia cho rằng cần phải có những điều khoản nghiêm khắc hơn nữa, đề xuất tăng nặng hình phạt đối với các hành vi tấn công hoặc đe dọa xâm phạm cuộc sống, sức khỏe của nhà báo và các thành viên trong gia đình nhà báo với mức phạt gấp 250-450 lần lương cơ bản, hoặc lao động cải tạo 2 năm, hoặc phạt tù tới 5 năm.
Mexico cũng là một quốc gia coi việc cản trở hoạt động báo chí là một tội danh. Năm 2006 nhằm ngăn chặn tình trạng các nhà báo bị tấn, Mexico thành lập Văn phòng công tố đặc biệt về các tội danh chống lại nhà báo (FEADP). Tiếp đó năm 2009, Chính phủ Mexico đưa ra các cải cách pháp lý nhằm xóa bỏ tình trạng “không xét xử” các hành vi chống lại nhà báo.
(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Một trong những sự kiện đậm nét của đất nước này trong việc đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ nhà báo là việc bổ sung “tội xâm phạm quyền tự do thông tin được thực hiện thông qua hoạt động báo chí” vào trong Bộ luật hình sự liên bang, trong đó quy định rõ các hành vi phạm tội và những chủ thể được bảo vệ.
Một số tổ chức bảo vệ nhà báo trên thế giới
Tổ chức Press Emblem Campaign (PEC) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập từ năm 2004, do một nhóm các nhà báo thuộc nhiều nước xây dựng và có trụ sở tại Geneva của Thụy Sỹ. Đây là một tổ chức hoạt động mạnh mẽ nhằm bảo vệ tính mạng các nhà báo trong quá trình tác nghiệp. Hàng năm tổ chức này thường có những báo cáo thống kê những nhà báo bị thiệt mạng, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tính mạng nhà báo bị đe dọa và kêu gọi các nước hành động vì sự an toàn của các nhà báo.
Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) là tổ chức chính trị và nghề nghiệp quốc tế, tập hợp rộng rãi các tổ chức báo chí của hơn 120 nước trên thế giới. Thành lập vào năm 1946, tại Côpenhaghen (Đan Mạch). Mục tiêu của OIJ làđoàn kết các nhà báo quốc tế thực hiện tự do báo chí, phấn đấu cho độc lập dân tộc, hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và cộng đồng, chống chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, bảo vệ các nhà báo bị đàn áp hoặc gặp khó khăn khi làm nhiệm vụ. Về nghề nghiệp, OIJ khuyến khích các tổ chức quốc gia xây dựng và thực hiện quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, bồi dưỡng các nhà báo trẻ, bảo đảm thông tin chân thực, đấu tranh chống các tập đoàn truyền thông quốc tế lũng đoạn thông tin, tiến tới thiết lập trật tự thông tin quốc tế mới, từng bước tạo lập thông tin cân đối hai chiều giữa các nước phát triển và các nước nghèo
Liên đoàn quốc tế các nhà báo (IFJ) là tổ chức có trụ sở ở thủ đô Brussels của Bỉ, đại diện cho hơn 600.000 nhà báo ở 131 nước. Đây cũng là mộ trong những tổ chức hoạt động mạnh mẽ nhằm bảo vệ sự an toàn của các nhà báo. Đáng chú ý là ngày 1.1.2012, Liên đoàn quốc tế các nhà báo đã lên tiếng kêu gọi Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hành động để bảo vệ các nhà báo trên thế giới trước tình trạng một số chính phủ đã không hành động thích đáng để bảo vệ các nhà báo cũng như không trừng phạt những kẻ gây bạo lực chống nhà báo.
> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!
Băng Tâm (tổng hợp)