Một hành động thiện có thể giảm được án tử hình

Thứ 6, 28/12/2012 00:08

Thẩm phán Nguyễn Quốc Hội có 27 năm trong ngành tòa án, trong đó có 14 năm làm thẩm phán ở TAND TP Hà Nội. Rất nhiều trẻ vị thành niên đứng trước vành móng ngựa và chính thẩm phán Hội là người nhân danh nhà nước định tội chúng. Nhìn những đôi mắt đen lay láy như ám ảnh và dù xử chúng ở mức án nào ông vẫn thấy rất xót xa.

Điều làm ông băn khoăn nhất là tình trạng phạm tội của trẻ vị thành niên. Họ phạm những tội ác như giết người, cướp giật, buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy…Đa số theo tìm hiểu trong phiên tòa và tài liệu điều tra ông biết chúng xuất thân từ những gia đình thiếu hạnh phúc, sự giáo dục thiếu nền tảng và sự lạnh nhạt, có phần cay nghiệt của người đời.

Định tội kẻ giết người man rợ “15 năm 11 tháng” tuổi…

Thẩm phán Hội nhớ lại vụ án xảy ra từ năm 2007 gây xôn xao dư luận. Chung đang học lớp 10 ở một trường THPT Thanh Oai, do chán nản gia đình (bố mẹ bỏ nhau, Chung phải ở với mẹ, mẹ lại đi lấy dượng, mẹ và dượng lại hay xích mích), Chung lấy trộm ở nhà một chiếc đồng hồ và một xe máy vượt ra Hà Nội lang thang. Qua một trung tâm giới thiệu việc làm, Chung xin được việc ở gia đình anh Hùng ở phố Minh Khai quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hằng ngày Chung rửa xe cho khách, nhận lương 500 nghìn/tháng, và được cho ăn hai bữa. Trong quá trình làm việc Chung có nhiều hành động thiếu trung thực như: Thu 12 nghìn đồng rửa xe trong khi gia đình anh Hùng chỉ thu của khách 10 nghìn đồng, một lần thấy có xe tai nạn trước nhà Chung dắt xe đó cất đi, hòng “hôi của”… Thấy vậy nên gia đình anh Hùng đã nhắc nhở và yêu cầu Chung trả lại.

Tức tối vì bị mắng nên Chung mua một thanh kiếm và chuẩn bị giết cả nhà anh Hùng. Một đêm cuối tháng 4/2007, Chung mang thanh kiếm về nhà, ngụy trang dưới ba lô và lao lên phòng mẹ và con trai của anh Hùng. Nạn nhân đều bị đâm liên tiếp gần 20 nhát dao và chết ngay trong đêm đó. Tiếp theo Chung tiếp tục lao sang phòng ngủ của vợ chồng anh Hùng và đứa con trai út, Chung đâm nhiều nhát vào anh Hùng làm anh bị thương nặng. Vợ anh Hùng tỉnh dậy cũng bị Chung đâm nhiều nhát vào đầu, vào người và đâm luôn vào người con út chị đang bế trên tay. Anh Hùng lao ra kéo Chung lại cho vợ và con trai chạy để hô hoán mọi người… Chung sau khi giết chết anh Hùng thì bỏ chạy, nhưng sau đó bị nhân dân bắt giữ.

Thẩm phán Hội nhớ lại: “Trước phiên tòa xét xử, Chung tỏ ra rất ngoan ngoãn thế nhưng những ánh mắt căm phẫn vẫn nhìn thẳng vào Chung vì hành vi giết người đó quá man rợ, với quyết tâm phạm tội đến cùng”. Theo điều 93 Luật Hình sự, với hành vi giết người, giết nhiều người, giết trẻ em, giết người già thực hiện phạm tội một cách man rợ có tính chất côn đồ đáng ra Chung phải nhận án tử hình. Thế nhưng, Chung sinh năm 1991, áp dụng Điều 74 Bộ luật hình sự - bị cáo tuổi vị thành niên nên hành vi của Chung chỉ phải chịu mức án cao nhất là 12 năm tù…

Lúc này ở tại phiên tòa, người thân của gia đình anh Hùng đã rất phẫn uất, họ không chấp nhận bởi trong hồ sơ xin việc có khai sinh 1988 tức là đã qua tuổi vị thành niên, và bức xúc vì mức án quá nhẹ đối với tên giết man rợ người như Chung. Lúc ấy thẩm phán Hội phải hoãn tòa, trả hồ sơ về cho cơ quan điều tra để xác minh lai lịch, ngày sinh tháng đẻ của Chung, ngày tháng đi học, bạn bè cùng lứa… Cuối cùng kết quả là Chung 15 năm 11 tháng tuổi, tức là Chung chỉ phải lĩnh án 12 năm tù, là hình phạt cao nhất cho trẻ vị thành niên. Bằng thực tế luật và bằng chứng cứ thu thập của cơ quan điều tra ông đã thuyết phục để người trong gia đình bị hại nguôi ngoai cơn giận và chấp nhận phán quyết của tòa.

Gần 2 năm sau xử vụ án của Chung, ông bồi hồi nhớ lại, ông đã phải cân nhắc hết sức để làm cho thật đúng luật khi xét xử vụ án. Một điều mà lúc nào ông cũng phải tâm niệm khi xét xử: Đó là khi bị cáo dưới 16 tuổi, thì hình phạt chủ yếu nhằm răn đe, giáo dục và cho họ một con đường để trở về hoàn lương. Thế nhưng khi tuyên án nhiều trường hợp vị thành niên phạm tội, người thẩm phán “rất khó xử”, bởi thật sự người thẩm phán có nhiều vị thành niên có hành vi phạm tội cực kỳ nguy hiểm. Giết nhiều người như Chung, cấu kết phạm tội như Tuấn và Hường (ở một vụ án khác)...

Trước tòa, nhiều bị cáo tuổi vị thành niên trước tòa còn rất dửng dưng thờ ơ, giống như truyền đến thẩm phán thông điệp “nếu xử án tôi nhẹ, tôi ra tù lại phạm tội tiếp”.

Xét xử nhiều vụ án, điều làm thẩm phán Hội băn khoăn nhiều nhất đó là làm thế nào để ân giảm được cho những người phạm tội trong các hoàn cảnh đặc biêt. Ông bảo rằng, quá trình sinh sống và tích góp những điều thiện và tốt ở địa phương là quan trọng nhất.

Duy Thanh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.