Đó là nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông- vận tải trước thông tin ban quản lý tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông sẽ mua 13 đoàn tàu loại B1 của Trung Quốc.
Chất lượng tàu quan trọng hơn xuất xứ
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin , TS.Đinh Thanh Bình- Viện trưởng viện Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải cho biết: "Lâu nay, người dân chúng ta vẫn có tâm lý lo sợ về việc hàng Trung Quốc giá mua thì rẻ nhưng chi phí bảo dưỡng rất đắt đỏ và vòng đời sử dụng ngắn. Chính vì vậy, mọi người phản đối chuyện mua tàu Trung Quốc là điều rất dễ hiểu.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận vào thực tế rằng, Trung Quốc là một đất nước có nền công nghiệp rất phát triển. Đi khắp các nước trên thế giới, đâu đâu chúng ta cũng thấy hàng Trung Quốc và không phải cứ hàng Trung Quốc là hàng kém chất lượng".
TS.Bình chia sẻ thêm: "Điều quan trọng chúng ta cần quan tâm và phải làm bây giờ không phải là việc tàu đó xuất xứ từ nước nào mà là chất lượng của các loại tàu đó có tốt, có đảm bảo không. Câu hỏi và cũng là thách thức đối với các nhà chuyên môn đó là phải kiểm tra chất lượng đầu vào của những loại tàu đó như thế nào, thông số kỹ thuật của loại tàu đó có phù hợp với địa hình đường ray đã xây dựng hay không…?. Trên hết, điều mà người dân quan tâm nhất lúc này vẫn là chất lượng của các loại tàu “ngoại” khi đưa vào sử dụng ra sao...".
Tàu cao tốc tuyến Cát Linh- Hà Đông
Cũng theo TS.Bình, việc mua tàu Trung Quốc là điều rất khó tránh khỏi. “Thông thường, khi chúng ta sử dụng vốn ODA của nước nào thì phải chấp nhận mua hàng của nước đó. Công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông do phía Trung Quốc làm tổng thầu và rót vốn ODA đầu tư, tất nhiên chúng ta không thể sử dụng vốn ODA của họ để đi mua tàu của nước khá