Những bản thỏa thuận trái luật và không thấu tình…
“Phạt thì thương, vương thì tội”, là tình cảnh mà nhiều cảnh sát giao thông (CSGT) cảm thấy bối rối khi phải đưa ra quyết định xử phạt với người dân mua xe trả góp. Bởi lẽ, theo quy định của các văn bản hướng dẫn luật, Nghị định thì người mua xe trả góp được quyền giữ các giấy tờ gốc của xe. Thế nhưng, cũng theo quy định tại Khoản 6, Điều 323, Bộ luật Dân sự 2015 thì Bên nhận thế chấp (ngân hàng, các tổ chức tín dụng) được quyền giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp có quy định khác).
Việc các quy định liên quan đến luật “vênh” nhau như vậy đã tạo điều kiện cho các ngân hàng lách luật. Thực tế, đa phần các giao dịch mua hàng trả góp, giá trị lớn như mua ô tô, người mua đều phải có sự thỏa thuận với ngân hàng, và đương nhiên người mua sẽ luôn nằm ở “cửa dưới”.
“Đồng ý để ngân hàng giữ giấy tờ gốc thì được vay, nhưng không có giấy tờ gốc thì dễ bị công an phạt. Chúng tôi phải làm thế nào để vừa có tiền, vừa không bị ăn phạt?”, một khách hàng mua xe trả góp bức xúc.
Đây cũng là khúc mắc mà nhiều người hiện đang rất quan tâm nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Đặc biệt hơn khi mà các văn bản hướng dẫn mới đây của Ngân hàng Nhà nước và cục Cảnh sát Giao thông đều khẳng định: Người thế chấp phải được giữ các giấy tờ gốc của xe và việc xử phạt là đúng.
Cũng theo phân tích của chuyên gia này, bài học về cách làm ở Mỹ và các nước khác, các cơ quan chức năng của chúng ta cũng nên tham khảo. Theo đó, các ngân hàng nếu muốn cho vay trả góp 1 xe nào đó thì sẽ gửi thông tin lên bộ Đăng kiểm, xe gì, mã số và số máy bao nhiêu…? Theo đó, bộ Đăng kiểm sẽ ghi nhận và từ đó khi phát hành ra tấm thẻ chủ quyền xe (giấy tờ xe), họ sẽ không phát hành theo tên chủ xe mà là dưới tên ngân hàng hoặc ghi rõ xe này là xe đã thế chấp cho ngân hàng. Cho đến khi nào các khoản nợ được thanh toán và báo cho cơ quan đăng kiểm thì họ sẽ phát lại giấy tờ xe dưới tên chủ sở hữu là người mua.
“Việc đảm bảo về giấy tờ hợp lệ là việc của cơ quan chức năng chứ không phải là người dân. Còn Việt Nam, cơ quan đăng kiểm không làm việc đó, người dân không có giấy tờ xe gốc khi lưu thông trên đường bị phạt là một điều vô cùng bất hợp lý. Cả một hệ thống không khớp với nhau rồi đè người dân ra để phạt trong khi đâu phải ai cũng có thể mua xe bằng tiền mặt của mình. Sự bất hợp lý trong cả hệ thống hành chính này thực sự cần phải sửa đổi”, ông Hiếu cho hay.
Đ.Huệ