Muốn bảo vệ trẻ khỏi xâm hại, phải phòng tránh từ xa!

Muốn bảo vệ trẻ khỏi xâm hại, phải phòng tránh từ xa!

Thứ 5, 27/12/2012 23:50

Việc phụ nữ, trẻ em bị xâm hại đang là vấn đề đáng bảo động hiện nay. Từ thực trạng đó cho thấy, bảo vệ phụ nữ, trẻ em đang là vấn đề cấp bách được đặt ra cho các tổ chức trong xã hội.

Những vụ bé gái, những thân phận con người bất hạnh tật nguyền vẫn bị những kẻ "vô nhân tính" xâm hại đang gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức xã hội, tình người. Nhiều chuyên gia, các cơ quan có trách nhiệm đau lòng, khi những vụ việc thương tâm ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Pháp luật - Muốn bảo vệ trẻ khỏi xâm hại, phải phòng tránh từ xa!Ảnh minh họa.

Táng tận những "yêu râu xanh"

Gần đây những vụ việc đau lòng xâm hại tình dục trẻ em và phụ nữ thiểu năng, tàn tật được phơi bày trên các trang báo khiến những người có lương tri không khỏi nhói lòng.

Chuyện 3 cháu bé mới 3 tuổi ở Thanh Hóa, Đắk Nông, Ninh Bình bị những kẻ hàng xóm xâm hại đã làm cho bậc làm cha mẹ đau xót, ân hận vì đã không trông con chu đáo.

Mới đây, lại thêm một nạn nhân ở ĐắkLắk, 20 tuổi, thiểu năng trí tuệ bị tên Y Vih Long Dinh (53 tuổi) giở trò đồi bại. Mặc dù bản án nghiêm khắc đã dành cho những kẻ mất nhân tính nhưng những câu chuyện đau lòng vẫn tiếp tục gia tăng.

Trao đổi với báo Nguoiduatin.vn bà Nguyễn Thị Hoài Thu - nguyên chủ nhiệm ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: "Theo nhìn nhận của tôi thì con số mỗi năm có hơn 1.000 trường hợp trẻ em bị lạm dụng mà bộ LĐTB &XH công bố là chưa nói hết được thực trạng của vấn nạn này. Những gì chúng ta biết mới chỉ là những trường hợp thống kê được, còn có rất nhiều trường hợp khác mà vì lý do nào đó chúng ta không thể biết, có thể có nhiều hơn con số mà chúng ta đang biết".

Bà Thu cho rằng, không phải đến giờ những vụ xâm hại tình dục trẻ em mới gia tăng mà trước đây những trường hợp này cũng nhiều. Tuy nhiên, khi đó các phương tiện thông tin chưa phát triển như hiện nay nên vẫn còn là ẩn số.

Thực tế, hiện nay ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh, vẫn có nhiều vụ trẻ em bị xâm hại nhưng không được phát hiện, thậm chí, có gia đình phát hiện ra vụ việc nhưng không báo cơ quan chức năng.

Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, bà Hoài Thu nhìn nhận: "Tôi cho rằng có hai nguyên nhân chính, thứ nhất là sự xuống cấp về đạo đức của con người, thứ hai là pháp luật vẫn chưa thực sự nghiêm minh để trừng trị thích đáng kẻ lạm dụng trẻ em.

Sự xuống cấp của đạo đức thấy rõ, ví dụ như bố lạm dụng tình dục chính con gái mình, anh trai lạm dụng em gái, thầy giáo lạm dụng nữ sinh. Có trường hợp ông già 80 tuổi cưỡng hiếp trẻ em... Chính sự băng hoại về đạo đức là căn nguyên dẫn đến những sự việc đau lòng như trên".

Mặt khác, một số chuyên gia cũng cho rằng luật pháp vẫn chưa thật sự nghiêm minh để trừng trị những kẻ băng hoại đạo đức lạm dụng trẻ em. "Ở nước ngoài người ta kêu gọi bỏ án tử hình, nhưng chính họ lại rất ít khi giảm án cho tù nhân, có những án tù phạm nhân phải chấp hành 60 năm tù giam.

Còn ở nước mình, bỏ khung tử hình cho tội hiếp dâm trẻ em, theo tôi như vậy là chưa nghiêm minh. Cần phải trừng trị thích đáng những kẻ băng hoại đạo đức đó", bà Hoài Thu khẳng định.

Pháp luật - Muốn bảo vệ trẻ khỏi xâm hại, phải phòng tránh từ xa! (Hình 2).Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Gia đình tạo hàng rào... bảo vệ từ xa

Trước thực trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, nhiều phương pháp được nêu ra để hạn chế loại tội phạm này.

Bà Hoài Thu nêu quan điểm: "Để ngăn chặn tình trạng trẻ em bị lạm dụng, theo tôi nên tăng cường công tác giáo dục, nâng cao đạo đức cho con người. Xã hội cần lên án mạnh mẽ những hành động lạm dụng trẻ em, tích cực đấu tranh loại bỏ những hiện tượng đó ra khỏi xã hội của chúng ta.

Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh, tuyên truyền, giáo dục đạo đức không phải là vấn đề khó. Hơn nữa, cần phải tăng cường phát triển luật bảo vệ trẻ em, nâng cao hình phạt đối với các hành động lạm dụng tình dục trẻ em, kiên quyết không giảm án cho những tội phạm này".

Bà Thanh Hòa - chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ kêu gọi tất cả mọi người cần lên án những kẻ "táng tận lương tâm" và phải có biện pháp xử lý thật nghiêm những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em.

"Tuy nhiên, theo tôi để tránh những sự việc đau lòng như vừa qua thì cũng cần có sự quản lý chặt chẽ từ gia đình, cha mẹ, đặc biệt là bà mẹ. Trong gia đình, người mẹ vừa là người mẹ vừa là người bạn với con, phải quan tâm, gần gũi, quản lý chặt chẽ con cái, tạo ra hàng rào bảo vệ con cái từ xa", bà Hòa nói.

Một số chuyên gia tâm lý cho rằng, xã hội luôn có những cạm bẫy rình rập con trẻ, nhất là những lứa tuổi chưa biết bảo vệ chính mình. Nhưng nếu người mẹ thực sự quan tâm đến con cái thì những biểu hiện khác thường của con sẽ được phát hiện sớm nhằm điều chỉnh hành vi của con cái, bảo vệ chúng tránh xa cạm bẫy.

"Giáo dục giới tính cho trẻ trong xã hội hiện đại là cần thiết. Người mẹ nên chủ động trao đổi với con, điều này ở nước mình các bậc cha mẹ còn hạn chế. Nhiều khi nói với con những chuyện về giới tính các bậc phụ huynh lại cho rằng vẽ đường cho hươu chạy.

Quan niệm con còn nhỏ chưa biết gì, không nên nói đến chuyện đó là sai lầm. Bởi lẽ, công nghệ hiện đại, internet phát triển mạnh, nếu để trẻ tự mầy mò, tìm hiểu, tò mò, khám phá sẽ nguy hiểm gấp nhiều lần", một chuyên gia khẳng định.

Với vai trò người đứng đầu cơ quan Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bà Thanh Hòa, khẳng định: "Để giảm thiểu tình trạng này, tôi nghĩ cần kết hợp nhiều biện pháp, của nhiều cơ quan".

Cũng theo bà Hòa, trên diễn đàn Quốc hội, việc giám sát các chính sách bảo vệ phụ nữ, trẻ em tránh thực trạng xâm hại cũng hết sức cần thiết. Tuy nhiên, chương trình giám sát lại rất nhiều, vì vậy cần kết hợp giám sát với các vấn đề khác chứ không nhất thiết là cứ phải giám sát riêng.

Ví dụ ở đây có thể gộp các vấn đề liên quan đến phụ nữ, liên quan đến các bậc cha mẹ, quản lý về văn hóa đồi trụy như thế nào, rồi liên quan đến giáo dục kỹ năng cho trẻ... tức là nhiều vấn đề. Vì thế có thể kết hợp giám sát trong các chuyên đề của các ủy ban của QH. Đối với các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ... trong chức năng nhiệm vụ của tổ chức mình, cũng có thể nắm được tình hình ấy và có những biện pháp đề xuất.

Trước tinh thần phòng từ xa nhằm hạn chế những vụ việc xấu xảy ra, bà Thanh Hòa cho rằng: "Phải chủ động nâng cao nhận thức của mọi người, giúp cho các em đang ở độ tuổi vị thành niên nâng cao kỹ năng sống, biết cách tự bảo vệ mình, khi rơi vào trường hợp bị xâm hại biết cách để thoát ra khỏi thực tế xấu đó.

Hình thức giáo dục kỹ năng sống phải thường xuyên bằng cách đưa vào trường học, từ các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội... đặc biệt là giáo dục gia đình. Nếu trong gia đình các ông bố, bà mẹ, anh chị em có được kiến thức về điều này thì chắc chắn việc giáo dục, trang bị cho con sẽ rất chủ động và hiệu quả".

Một số chuyên gia khi được hỏi đều chung quan điểm: Để ngăn chặn hành vi xâm hại phụ nữ, trẻ em về mặt pháp luật, phải xử lý thật nghiêm, bên cạnh đó gia đình và xã hội phải có những biện pháp ngăn chặn, phòng tránh từ xa.

"Nhiều khi các ông bố, bà mẹ có tâm lý e ngại, khi con mình bị như vậy lại muốn giấu kín. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh với tội phạm xâm hại. Tuy nhiên, khi công bố danh tính, các cơ quan cũng phải đảm bảo bí mật cho người bị hại để "nỗi đau tinh thần, thể xác" đừng bị hằn lên đeo đuổi con người ta cả một đời. Điều này, cách xử lý tinh tế của các cơ quan chức năng là rất cần thiết", bà Thanh Hòa nhấn mạnh.

Đau lòng trước những thân phận bất hạnh bị xâm hại, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - bà Nguyễn Thị Thanh Hòa chia sẻ: "Tôi cực lực lên án những kẻ mất nhân tính xâm hại phụ nữ, nhất là đối với những trường hợp như trẻ bị thiểu năng, người tàn tật... Tôi cho rằng pháp luật phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ thủ ác này".

Minh Khánh - Quốc Triều


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.