Mưu sinh ở thị trấn mù sương

Mưu sinh ở thị trấn mù sương

Thứ 5, 27/12/2012 23:42

Ở thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), mọi sinh hoạt từ người trẻ đến người già đều hướng đến phục vụ ngành du lịch. Cũng chính vì mưu sinh mà những nếp sinh hoạt văn hóa bản sắc của người dân tộc nơi vùng núi cao đang dần mất đi.

Cả nhà cùng đi... làm du lịch

Bước chân đến Sa Pa vào ngày thu se lạnh, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi sự mờ ảo, bồng bềnh của mây trời ấp ôm thị trấn nhỏ. Từ tờ mờ sáng, tại trung tâm thị trấn đã diễn ra một phiên chợ đa sắc màu với đủ các chủng loại hàng hóa. Tất cả các đồ ăn, thức uống đến đồ gia dụng, quần áo... đều phản ánh phong phú bản sắc của các dân tộc sinh sống ở đây. Điển hình nhất vẫn là chợ quần áo với không ít các loại váy áo rực rỡ của các dân tộc như H'Mông Đen, Dao, Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó... Tuy có sự khác biệt về trang phục, lối sống, phong tục, tập quán nhưng họ đều đổ dồn về đây trong một phiên chợ mang nhiều nét riêng độc đáo.

Điều khiến chúng tôi chú ý nhất khi tham quan phiên chợ mang nhiều sắc màu là chủ nhân của các sạp quần áo, khăn quàng. Hầu hết các chủ sạp hàng đều là các em gái, em trai khoảng từ 7 tuổi đến 10 tuổi. Thi thoảng mới thấy các mế già hoặc vài cô gái vừa qua tuổi dậy thì (đa số là vừa mới lấy chồng, đi bán hàng để học cách sống ở nhà chồng-PV). Một chị bán hàng người H'Mông tên là A Lay cho biết: "Thường con gái mới về nhà chồng sẽ được đi bán hàng để cùng trải nghiệm với cuộc sống bên nhà chồng. Biết làm nương, làm rẫy là cái vốn có của con gái người dân tộc vùng này nhưng thời nay thì buôn bán là điều cần thiết hơn khi về nhà chồng".

Lý giải rõ hơn cho chúng tôi về tập tục này, chị A Lay cho biết: "Hiện tại người dân tộc ít chú ý đến nương rẫy rồi! Mọi người đều đi buôn bán, làm du lịch thì mình cũng phải theo thôi".

Mới về nhà chồng được 4 tháng nhưng sáng nào, A Lay cũng phải dậy sớm đi bộ hơn 20 km đường núi cùng chồng "xuống núi" để bán hàng. Hàng ngày, chồng A Lay phải lên rừng kiếm mật ong, bẻ mây, tìm phong lan và bắt chim... bán cho khách du lịch. Mỗi người một mặt hàng, đến 22h đêm thì hai vợ chồng mới dọn hàng và dắt nhau về.

A Lay bảo: "Hôm nào cũng vậy, khi vợ chồng tôi về đến nhà thì "con chim đã ngưng tiếng hót, con cú, con cuốc không còn kêu" (lúc đó là khoảng hơn 1h sáng), vì vậy chẳng còn thời gian để chăm sóc cho con cái". Cùng với thời gian, họ dần quên đi các nếp sinh hoạt nương rẫy. Trong một năm, đồng bào dân tộc chỉ tập trung vào hai vụ làm nương. Trong thời gian đó, họ tích gạo, lương thực đủ nuôi các thành viên trong nhà, toàn bộ thời gian còn lại trong năm, họ dành cho việc bán hàng hóa cho khách du lịch đến Sa Pa.

Tuy thuộc các dân tộc khác nhau nhưng tất cả từ trẻ tới già, thậm chí có cả những đứa trẻ 5-6 tuổi cũng "gia nhập" cuộc mưu sinh nơi phố thị. Ở Sa Pa, không hiếm những đứa trẻ mới được 6 tuổi, 7 tuổi nhưng đã biết bán hàng rất thạo. Dừng chân tại các điểm du lịch, đâu đâu tôi cũng thấy một đám trẻ nhỏ chạy tới mời chào, lôi kéo khách mua hàng. Những gương mặt còn lấm lem mũi dãi, những đôi mắt lờ đờ vì đói mệt bỗng sáng lên khi có khách du lịch đi qua lại vây quanh bằng "điệp khúc" van lơn: "Chú ơi, cô ơi... mua vòng cho cháu đi". Trong suốt hành trình du lịch ở Sa Pa, chúng tôi luôn bị ám ảnh bởi tiếng gọi "chú ơi, cô ơi" của lũ trẻ...

Xã hội - Mưu sinh ở thị trấn mù sương

Một bà mế bế cháu cùng đi bán hàng cho khách du lịch.

Anh Hải (quê ở Thái Bình) hiện đang làm nghề chở xe ôm tại thị trấn Sa Pa cho biết, 12 năm làm nghề chạy xe ôm ở thị trấn này, anh đã được chứng kiến rất nhiều chuyện. Ngày trước cứ được tầm 5 tuổi, trẻ con người dân tộc đã bị bố mẹ thả ra ngoài đường, bắt tự bán hàng, kiếm ăn. Thời gian gần đây, chính quyền có chủ trương nhà nào để con lang thang ngoài đường, phố kiếm sống thì sẽ bắt về trung tâm bảo trợ trẻ em của tỉnh nên tình trạng trẻ em đi lang thang mới thuyên giảm.

Trước đây, những đứa bé phải lang thang cả ngày đến những điểm du lịch bán vòng tay do các em tự tết bằng vải cho du khách. Chỉ đến tối mờ, khi mọi người tập trung vào buổi chợ đêm, chợ tình thì những đứa trẻ này mới được trở về nhà và ăn những nắm cơm do bố mẹ chúng để phần cho từ sáng sớm. Điều này giải thích cho phần nào những thắc mắc của du khách về những đứa trẻ "lành nghề" bán hàng bằng tiếng Kinh ở Sa Pa.

1001 chiêu "quay tiền" du khách

Thay cho những mái nhà được lợp bằng nứa, tranh, rạ thì ven theo con đường đến địa danh nổi tiếng Cầu Mây ở Sa Pa, chúng tôi được tận mắt chứng kiến sự đổi thay ở địa phương này. Không còn cảnh hoang vắng với con đường đá sỏi quen thuộc, những cửa hàng quán tạp hóa, quán ăn, nhà ở đang lần lượt mọc lên. Kế đó, là dòng người hối hả với những chiếc xe thồ để chuyên chở đất đá xây nhà, chở hàng hóa kinh doanh.

Đời sống kinh tế của người dân trong thị trấn du lịch ngày càng khá giả hơn nhưng sự học của trẻ em lại xuống dốc. Ngày trước, trẻ không đi làm nương được thì bố mẹ cho đi học. Nhưng nay, ở tuổi nào cũng "làm du lịch" được nên "hơi tiền" đã kéo đám trẻ ra khỏi trường lớp.

Chị A Lay cho biết: "Trẻ chỉ học hết lớp 2, biết mặt chữ số, nhìn được mặt đồng tiền là ra đường kiếm sống. Trẻ 5-6 tuổi thì đi bán hàng hoặc trông em nhỏ. Du khách nhìn thấy sự ngây ngô của con trẻ giữa núi rừng, đến chụp ảnh cũng phải trả tiền. Vì một ngày kiếm được 15-20 ngàn đồng nên chúng chẳng thiết tha đến chuyện đi học làm gì".

Ngay cả với "đặc sản" ngựa thồ hàng thong thả băng rừng xuống chợ phiên cũng ngày càng thưa vắng ở Sa Pa. Trả lời thắc mắc của chúng tôi là vì sao không dùng sức kéo truyền thống từ ngựa để vận chuyển, người dân, hồn nhiên bảo: "Ngựa còn phải dành làm món đặc sản thắng cố bán cho khách du lịch. Hơn nữa, bây giờ, ngựa không thể thuần được như ngày trước vì ít phải chuyên chở lúa, khoai nên không thể chở đất đá được".

Theo tìm hiểu của phóng viên, đa phần ngựa ở đây đều nuôi công nghiệp để vỗ béo chờ những ông chủ nhà hàng đến mua làm món thắng cố. Từ chỗ là một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc ở Sa Pa thì ngày nay, ngựa chỉ còn trong hoài niệm hay xuất hiện ở các quán ăn...

Chẳng cần tế nhị, người dân bản địa trong suy nghĩ, mọi hành động chỉ nghĩ đến việc... kiếm tiền. Tại các sạp hàng bán đồ lưu niệm ở núi Hàm Rồng, một người khách có nhã ý muốn chụp hình kỷ niệm với người bán hàng thì bà này mặc cả luôn: "Muốn chụp hình thì phải mua hàng cho mế, không thì mế không cho chụp".

Ở những sạp hàng khác, móc treo chìa khóa, vòng tay tết từ vải có giá từ 10 nghìn đồng đến 15 nghìn đồng thì ở sạp của mế, khác phải mua với giá từ 20 nghìn đồng đến 25 nghìn đồng, gồm tiền hàng và tiền cát-xê chụp ảnh với mế!. Bên cạnh hàng lưu niệm, các cửa hàng bán đồ giải khát cũng đua nhau "chặt chém". Những chai nước ngọt được bán với giá gấp đôi, gấp ba với lý do có thêm ghế để khách ngồi nghỉ ngơi...

Trong một phút ngẫu hứng, bà chủ cửa hàng ăn tại thị trấn Sa Pa tiết lộ với chúng tôi "những điều bí mật" trong kinh doanh, buôn bán nơi đây. Bà bảo nếu bình thường du khách hỏi về những nơi bán đồ rẻ, chất lượng thì người dân địa phương chỉ trả lời chung chung rằng "giá ở đâu cũng như nhau". Nhưng trên thực tế, khách du lịch sẽ phải mua đồ với giá đắt gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với người dân địa phương. Và đây được xem như là nguyên tắc "bất di bất dịch" của giới kinh hoanh tại thị trấn du lịch này.

Cũng theo bà chủ này, khách du lịch khi mua hàng nên nhìn vào bao bì đóng gói để phân biệt hàng nhập từ Trung Quốc hay đồ chính gốc của người dân tộc. Nếu là hàng Trung Quốc sẽ có một vài thông số cơ bản trên bao bì, còn "đồ chính thống của người dân tộc, họ chỉ dùng những vật liệu thô sơ như vải, tre nan hoặc để trần". Nếu như trước đây người dân tộc vốn thật thà, thì cuộc sống mưu sinh, buôn bán khiến con người nơi đây lọc lõi hơn. Ở chợ, người ta dùng hai chiếc cân để bán hàng. Một chiếc cân chuẩn sẽ được góc khuất để bán cho khách quen, hoặc người bản địa, còn cái "một cân ăn tám lạng" sẽ dành cho những thượng khách du lịch.

Dù không thật với du khách, nhưng với những người cùng mưu sinh thì sự liên kết với nhau khá chặt chẽ theo phương cách tất cả đều... "làm cò". Khách hàng đến ăn nếu có nhu cầu mua đồ về làm quà đều được giới thiệu, chỉ dẫn chu đáo đến các hàng vải vóc, khăn váy, hạt dẻ, rau củ,... Chính vì sự liên kết ấy mà du khách nhiều khi mua hàng giá đắt vẫn cứ vui và tin tưởng mua được mối quen. Sự thật thà, hồn hậu của người dân tộc đang mất dần sau cuộc dấn thân làm du lịch, và điều này cũng khiến Sa Pa mất dần đi sự hấp dẫn, cuốn hút...

Bình Minh

Cả nhà cùng đi... làm du lịch

Bước chân đến Sa Pa vào ngày thu se lạnh, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi sự mờ ảo, bồng bềnh của mây trời ấp ôm thị trấn nhỏ. Từ tờ mờ sáng, tại trung tâm thị trấn đã diễn ra một phiên chợ đa sắc màu với đủ các chủng loại hàng hóa. Tất cả các đồ ăn, thức uống đến đồ gia dụng, quần áo... đều phản ánh phong phú bản sắc của các dân tộc sinh sống ở đây. Điển hình nhất vẫn là chợ quần áo với không ít các loại váy áo rực rỡ của các dân tộc như H'Mông Đen, Dao, Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó... Tuy có sự khác biệt về trang phục, lối sống, phong tục, tập quán nhưng họ đều đổ dồn về đây trong một phiên chợ mang nhiều nét riêng độc đáo.

Điều khiến chúng tôi chú ý nhất khi tham quan phiên chợ mang nhiều sắc màu là chủ nhân của các sạp quần áo, khăn quàng. Hầu hết các chủ sạp hàng đều là các em gái, em trai khoảng từ 7 tuổi đến 10 tuổi. Thi thoảng mới thấy các mế già hoặc vài cô gái vừa qua tuổi dậy thì (đa số là vừa mới lấy chồng, đi bán hàng để học cách sống ở nhà chồng-PV). Một chị bán hàng người H'Mông tên là A Lay cho biết: "Thường con gái mới về nhà chồng sẽ được đi bán hàng để cùng trải nghiệm với cuộc sống bên nhà chồng. Biết làm nương, làm rẫy là cái vốn có của con gái người dân tộc vùng này nhưng thời nay thì buôn bán là điều cần thiết hơn khi về nhà chồng".

Lý giải rõ hơn cho chúng tôi về tập tục này, chị A Lay cho biết: "Hiện tại người dân tộc ít chú ý đến nương rẫy rồi! Mọi người đều đi buôn bán, làm du lịch thì mình cũng phải theo thôi". Mới về nhà chồng được 4 tháng nhưng sáng nào, A Lay cũng phải dậy sớm đi bộ hơn 20 km đường núi cùng chồng "xuống núi" để bán hàng. Hàng ngày, chồng A Lay phải lên rừng kiếm mật ong, bẻ mây, tìm phong lan và bắt chim... bán cho khách du lịch. Mỗi người một mặt hàng, đến 22h đêm thì hai vợ chồng mới dọn hàng và dắt nhau về. A Lay bảo: "Hôm nào cũng vậy, khi vợ chồng tôi về đến nhà thì "con chim đã ngưng tiếng hót, con cú, con cuốc không còn kêu" (lúc đó là khoảng hơn 1h sáng), vì vậy chẳng còn thời gian để chăm sóc cho con cái". Cùng với thời gian, họ dần quên đi các nếp sinh hoạt nương rẫy. Trong một năm, đồng bào dân tộc chỉ tập trung vào hai vụ làm nương. Trong thời gian đó, họ tích gạo, lương thực đủ nuôi các thành viên trong nhà, toàn bộ thời gian còn lại trong năm, họ dành cho việc bán hàng hóa cho khách du lịch đến Sa Pa.

Tuy thuộc các dân tộc khác nhau nhưng tất cả từ trẻ tới già, thậm chí có cả những đứa trẻ 5-6 tuổi cũng "gia nhập" cuộc mưu sinh nơi phố thị. Ở Sa Pa, không hiếm những đứa trẻ mới được 6 tuổi, 7 tuổi nhưng đã biết bán hàng rất thạo. Dừng chân tại các điểm du lịch, đâu đâu tôi cũng thấy một đám trẻ nhỏ chạy tới mời chào, lôi kéo khách mua hàng. Những gương mặt còn lấm lem mũi dãi, những đôi mắt lờ đờ vì đói mệt bỗng sáng lên khi có khách du lịch đi qua lại vây quanh bằng "điệp khúc" van lơn: "Chú ơi, cô ơi... mua vòng cho cháu đi". Trong suốt hành trình du lịch ở Sa Pa, chúng tôi luôn bị ám ảnh bởi tiếng gọi "chú ơi, cô ơi" của lũ trẻ...

Anh Hải (quê ở Thái Bình) hiện đang làm nghề chở xe ôm tại thị trấn Sa Pa cho biết, 12 năm làm nghề chạy xe ôm ở thị trấn này, anh đã được chứng kiến rất nhiều chuyện. Ngày trước cứ được tầm 5 tuổi, trẻ con người dân tộc đã bị bố mẹ thả ra ngoài đường, bắt tự bán hàng, kiếm ăn. Thời gian gần đây, chính quyền có chủ trương nhà nào để con lang thang ngoài đường, phố kiếm sống thì sẽ bắt về trung tâm bảo trợ trẻ em của tỉnh nên tình trạng trẻ em đi lang thang mới thuyên giảm. Trước đây, những đứa bé phải lang thang cả ngày đến những điểm du lịch bán vòng tay do các em tự tết bằng vải cho du khách. Chỉ đến tối mờ, khi mọi người tập trung vào buổi chợ đêm, chợ tình thì những đứa trẻ này mới được trở về nhà và ăn những nắm cơm do bố mẹ chúng để phần cho từ sáng sớm. Điều này giải thích cho phần nào những thắc mắc của du khách về những đứa trẻ "lành nghề" bán hàng bằng tiếng Kinh ở Sa Pa.

1001 chiêu "quay tiền" du khách

Thay cho những mái nhà được lợp bằng nứa, tranh, rạ thì ven theo con đường đến địa danh nổi tiếng Cầu Mây ở Sa Pa, chúng tôi được tận mắt chứng kiến sự đổi thay ở địa phương này. Không còn cảnh hoang vắng với con đường đá sỏi quen thuộc, những cửa hàng quán tạp hóa, quán ăn, nhà ở đang lần lượt mọc lên. Kế đó, là dòng người hối hả với những chiếc xe thồ để chuyên chở đất đá xây nhà, chở hàng hóa kinh doanh.

Đời sống kinh tế của người dân trong thị trấn du lịch ngày càng khá giả hơn nhưng sự học của trẻ em lại xuống dốc. Ngày trước, trẻ không đi làm nương được thì bố mẹ cho đi học. Nhưng nay, ở tuổi nào cũng "làm du lịch" được nên "hơi tiền" đã kéo đám trẻ ra khỏi trường lớp. Chị A Lay cho biết: "Trẻ chỉ học hết lớp 2, biết mặt chữ số, nhìn được mặt đồng tiền là ra đường kiếm sống. Trẻ 5-6 tuổi thì đi bán hàng hoặc trông em nhỏ. Du khách nhìn thấy sự ngây ngô của con trẻ giữa núi rừng, đến chụp ảnh cũng phải trả tiền. Vì một ngày kiếm được 15-20 ngàn đồng nên chúng chẳng thiết tha đến chuyện đi học làm gì".

Ngay cả với "đặc sản" ngựa thồ hàng thong thả băng rừng xuống chợ phiên cũng ngày càng thưa vắng ở Sa Pa. Trả lời thắc mắc của chúng tôi là vì sao không dùng sức kéo truyền thống từ ngựa để vận chuyển, người dân, hồn nhiên bảo: "Ngựa còn phải dành làm món đặc sản thắng cố bán cho khách du lịch. Hơn nữa, bây giờ, ngựa không thể thuần được như ngày trước vì ít phải chuyên chở lúa, khoai nên không thể chở đất đá được".

Theo tìm hiểu của phóng viên, đa phần ngựa ở đây đều nuôi công nghiệp để vỗ béo chờ những ông chủ nhà hàng đến mua làm món thắng cố. Từ chỗ là một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc ở Sa Pa thì ngày nay, ngựa chỉ còn trong hoài niệm hay xuất hiện ở các quán ăn...

Chẳng cần tế nhị, người dân bản địa trong suy nghĩ, mọi hành động chỉ nghĩ đến việc... kiếm tiền. Tại các sạp hàng bán đồ lưu niệm ở núi Hàm Rồng, một người khách có nhã ý muốn chụp hình kỷ niệm với người bán hàng thì bà này mặc cả luôn: "Muốn chụp hình thì phải mua hàng cho mế, không thì mế không cho chụp". Ở những sạp hàng khác, móc treo chìa khóa, vòng tay tết từ vải có giá từ 10 nghìn đồng đến 15 nghìn đồng thì ở sạp của mế, khác phải mua với giá từ 20 nghìn đồng đến 25 nghìn đồng, gồm tiền hàng và tiền cát-xê chụp ảnh với mế!. Bên cạnh hàng lưu niệm, các cửa hàng bán đồ giải khát cũng đua nhau "chặt chém". Những chai nước ngọt được bán với giá gấp đôi, gấp ba với lý do có thêm ghế để khách ngồi nghỉ ngơi...

Trong một phút ngẫu hứng, bà chủ cửa hàng ăn tại thị trấn Sa Pa tiết lộ với chúng tôi "những điều bí mật" trong kinh doanh, buôn bán nơi đây. Bà bảo nếu bình thường du khách hỏi về những nơi bán đồ rẻ, chất lượng thì người dân địa phương chỉ trả lời chung chung rằng "giá ở đâu cũng như nhau". Nhưng trên thực tế, khách du lịch sẽ phải mua đồ với giá đắt gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với người dân địa phương. Và đây được xem như là nguyên tắc "bất di bất dịch" của giới kinh hoanh tại thị trấn du lịch này.

Cũng theo bà chủ này, khách du lịch khi mua hàng nên nhìn vào bao bì đóng gói để phân biệt hàng nhập từ Trung Quốc hay đồ chính gốc của người dân tộc. Nếu là hàng Trung Quốc sẽ có một vài thông số cơ bản trên bao bì, còn "đồ chính thống của người dân tộc, họ chỉ dùng những vật liệu thô sơ như vải, tre nan hoặc để trần". Nếu như trước đây người dân tộc vốn thật thà, thì cuộc sống mưu sinh, buôn bán khiến con người nơi đây lọc lõi hơn. Ở chợ, người ta dùng hai chiếc cân để bán hàng. Một chiếc cân chuẩn sẽ được góc khuất để bán cho khách quen, hoặc người bản địa, còn cái "một cân ăn tám lạng" sẽ dành cho những thượng khách du lịch.

Dù không thật với du khách, nhưng với những người cùng mưu sinh thì sự liên kết với nhau khá chặt chẽ theo phương cách tất cả đều... "làm cò". Khách hàng đến ăn nếu có nhu cầu mua đồ về làm quà đều được giới thiệu, chỉ dẫn chu đáo đến các hàng vải vóc, khăn váy, hạt dẻ, rau củ,... Chính vì sự liên kết ấy mà du khách nhiều khi mua hàng giá đắt vẫn cứ vui và tin tưởng mua được mối quen. Sự thật thà, hồn hậu của người dân tộc đang mất dần sau cuộc dấn thân làm du lịch, và điều này cũng khiến Sa Pa mất dần đi sự hấp dẫn, cuốn hút...

Bình Minh


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.