Theo CNN, Triều Tiên đã gặp thất bại liên tiếp trong các vụ thử tên lửa gần đây. Hồi tháng Ba (22/3), quân đội Triều Tiên đã thực hiện vụ thử lên lửa được phóng từ khu vực phía Đông Wonsan, song vụ thử này cũng bị đánh giá là thất bại.
Tiếp đến ngày 5/4, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo Scud từ khu vực Sinpo, giới quân sự Mỹ và Hàn Quốc cho rằng tên lửa đã rơi xuống vùng biển khoảng 9 phút sau khi rời bệ phóng.
Mới đây nhất, sau ngày kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. Triều Tiên cũng đã phóng thử một quả tên lửa đạn đạo chưa xác định từ bờ biển phía Đông nước này, nhưng quả tên lửa đã phát nổ ngay sau khi rời khỏi bệ phóng.
Một số chuyên gia cho rằng, vụ phóng thất bại lần này cho thấy, bên cạnh việc Triều Tiên đang gặp khó khăn trong việc phát triển các động cơ nhiên liệu rắn cho một loại tên lửa mới, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng, Mỹ đã thành công trong việc can thiệp công nghệ vào các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Nhiều nguồn tin tiết lộ, Mỹ đã thành công trong việc sử dụng công nghệ nhằm vô hiệu hóa các tên lửa Triều Tiên trong và ngay sau khi chúng chuẩn bị rời bệ phóng. Thực tế cho thấy, tần suất các vụ thử tên lửa thất bại của Triều Tiên trong thời gian gần đây, dường như chứng minh điều đó.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind đánh giá, khả năng Mỹ đã sử dụng một cuộc tấn công mạng khiến vụ thử tên lửa của Triều Tiên thất bại
"Mỹ đã can thiệp để phá hủy các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Rất có thể hệ thống phóng đã bị gián đoạn, hoặc bị phá hoạt bởi các phần mềm. Đó là các biện pháp công nghệ mà Mỹ đang áp dụng làm gián đoạn các vụ thử tên lửa của một số nước", ông Malcolm Rifkind nói.
Xem thêm >>> Thực hư Triều Tiên dùng xe tải Trung Quốc chở tên lửa duyệt binh
Với sự giúp đỡ của “quốc gia công nghệ” Israel, Mỹ từng thành công trong việc đối phó với chương trình hạt nhân của Iran bằng các hoạt động tấn công mạng. Mỹ can thiệp vào hoạt động phát triển hạt nhân của Iran bằng một loại virus máy tính có tên gọi Stuxnet, giúp phá hủy hàng nghìn máy ly tâm, hệ thống máy được Iran sử dụng trong quá trình làm giàu uranium.
Tuy nhiên, Mỹ đã không thành công khi áp dụng công nghệ trên với Triều Tiên. Washington đã từng cố gắng thực hiện “giải pháp” công nghệ trên trong khoảng thời gian từ năm 2009-2010, nhưng đều nhận thất bại.
Theo Reuters, một cựu quan chức tình báo cấp cao của Mỹ từng tiết lộ lý do khiến Washington thất bại trong việc cản trở chương trình hạt nhân của Triều Tiên là bởi sự tách biệt hoàn toàn của hệ thống thông tin Triều Tiên với bên ngoài. Đây chính là mấu chốt khiến các chuyên gia công nghệ Mỹ không thể tiếp cận bộ máy hoạt động, xử lý hạt nhân của Triều Tiên.
Bên cạnh đó, mới đây, Lầu Năm Góc cho biết, sẽ tiến hành hai cuộc thử nghiệm lớn về khả năng bắn hạ các tên lửa được phóng từ Triều Tiên vào tháng Năm tới.
Theo hãng tin CNN, các vụ thử tại Thái Bình Dương là một phần trong chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo đã được xây dựng từ lâu của quân đội Mỹ, để chống lại mối đe doạ từ Triều Tiên và Iran. Tuy nhiên, ít nhất là thời điểm hiện tại, việc thử nghiệm tên lửa của Mỹ chỉ hướng tới việc đảm bảo Washington có thể phòng vệ trước mối đe dọa đến từ Triều Tiên, các quan chức quốc phòng cho biết....
Xem thêm >>> Đe dọa vô ích - Mỹ sẽ dùng chiêu bài gì để 'hạ gục' Triều Tiên?
Phương Anh