Cũng theo tiết lộ của một quan chức Philipines cho biết, dựa theo hiệp ước đã ký kết thì quân đội Mỹ có trách nhiệm bảo vệ Philipines một khi có chiến tranh xảy ra.
Một chiếc tàu chiến của Mỹ
Cũng theo hãng tin AP, theo “Hiệp ước bảo vệ lẫn nhau” được ký kết vào năm 1951 thì nếu như lãnh thổ của một trong hai nước hoặc tại khu vực Thái Bình Dương xảy ra “chiến tranh xâm lược” thì phía còn lại sẽ có nghĩa vụ giúp đỡ và bảo vệ phía kia. Hiện nay với diễn biến tại khu vực Biển Đông ngày càng căng thẳng và phức tạp, nhiều câu hỏi được đặt ra là nếu như Philipines bị xâm lược thì liệu “hiệp ước” này còn được áp dụng nữa hay không?
Trong một động thái gần đây của Bộ Ngoại giao Philipines cho biết, nếu như phần Biển Đông mà nước này tuyên bố chủ quyền bị xâm lược thì theo đúng như “Hiệp ước bảo vệ lẫn nhau” được ký kết từ năm 1951 thì Mỹ có trách nhiệm cùng Philipines bảo vệ chủ quyền bằng cách cung cấp các trang thiết bị cần thiết và lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ.
Mặc dù "Hiệp ước bảo vệ lẫn nhau" có một chi tiết không được ghi rõ ràng là "khu vực Thái Bình Dương" được nhắc tới trong hiệp ước lại không đề cập rõ ràng tới khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Philipines cho biết: “Phía Mỹ cũng đã nhân mạnh rằng, nếu như lực lượng quân đội Philipines bị tấn công tại khu vực Biển Đông thì chắc chắn Mỹ sẽ có ‘biện pháp hợp lý’ để bảo vệ”. Trước những lời lẽ cứng rắn từ phía Philipines, ngày 22/6, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã nhấn mạnh rằng, vấn đề tranh chấp tại Biển Đông phải chỉ để các nước liên quan giải quyết với nhau. Việc xuất hiện thêm nước thứ 3, và cụ thể là Mỹ sẽ chỉ làm cho những tranh chấp này trở nên rắc rối và khiến tình hình thêm tồi tệ.
Cũng trong bài phát biểu này của mình, ông Trương Chí Quân cũng nhấn mạnh “Trung Quốc rất lo ngại trước những hành động gây hấn của các nước khác ở Biển Đông” và “Trung Quốc không trực tiếp gây ra các vụ việc gây căng thẳng trong khu vực này”.
Hải Hiền