Năm 2020, NATO không cần Donald Trump 'kéo' cũng tự đổ sụp

Năm 2020, NATO không cần Donald Trump 'kéo' cũng tự đổ sụp

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 17/02/2017 19:53

NATO được ví như một câu lạc bộ tâm sự, nơi ai cũng muốn mọi người lắng nghe mình nhưng bản thân lại không muốn thấu hiểu câu chuyện của người khác.

NATO là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4/4/1949 giữa 12 quốc gia bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu, với mục đích thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên cam kết bảo vệ nhau vĩnh viễn.

Trong bài phân tích trên tờ Foreign Policy, chuyên gia Jeremy Shapiro, giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu đánh giá: "về mặt lý thuyết NATO vẫn đang tồn tại, hiệp ước ràng buộc giữa các nước vẫn còn hiệu lực, trong đó 28 thành viên của liên minh vẫn bảo đảm cam kết bảo vệ lẫn nhau chống lại mọi cuộc tấn công nhắm vào các quốc gia thành viên. Mặc dù vậy, chương trình nghị sự gần đây của NATO nổi bật hơn cả vẫn là tương lai của khối liên minh quân sự này sẽ đi về đâu".

Tiêu điểm - Năm 2020, NATO không cần Donald Trump 'kéo' cũng tự đổ sụp

NATO đang trở nên lỗi thời?

Trong mắt của nhiều người, chỉ trong vài năm qua, NATO đã có những thay đổi đáng kinh ngạc, từ một liên minh mạnh nhất và thành công nhất trong lịch sử trở thành tổ chức hời hợt mà ngay cả sự tồn tại của nó giờ đã không còn phù hợp với thực tế.

Không phải do bất kỳ một sự tác động nào đến từ Nga làm cho liên minh trở nên kiệt quệ, "cơn hấp hối" của NATO đến từ sự thờ ơ ngày càng lớn từ chính các thành viên cốt cán nhất. Câu chuyện về sự sụp đổ của NATO cho thấy rằng đôi khi một liên minh không kết thúc bằng một tiếng nổ giòn giã như để tri ân những tháng ngày huy hoàng, ngược lại nó là một tiếng rên đau đớn phát ra trước khi cả một cơ thể khổng lồ gục ngã.

Jeremy Shapiro cho rằng, trong trường hợp của NATO, thời điểm khủng hoảng của tổ chức này bắt đầu với lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng Giêng năm 2017. Trong suốt chiến dịch tranh cử kéo dài vào năm 2016, ông Trump đã công khai chỉ trích đồng minh của Mỹ rằng, Washington đang quá mệt mỏi khi phải cõng trên vai gánh nặng bảo vệ cho họ trong khi bản thân không được đền đáp xứng đáng.

Ông đưa ra lời cảnh báo, một khi trở thành tổng thống, Mỹ sẽ không bảo vệ nước nào "không chịu bỏ tiền ra". Trong khi đó, những lời khen có cánh mà nhà tỷ phú dành tặng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến một số thành viên NATO lo ngại ông sẽ bỏ mặc họ ở Đông Âu bất kể Nga có hoành hành đến mức nào.

Mặc dù vậy, sau khi trở thành tổng thống, thái độ của ông Trump hướng về châu Âu và NATO là hết sức thất thường. Ông bổ nhiệm ngoại trưởng mới đã ngợi ca NATO ngay tại phiên điều trần trước Quốc hội. Ông đón tiếp nồng hậu Thủ tướng Anh Theresa May và khẳng định rằng sẽ "hỗ trợ NATO 100%". Nhưng sau đó, mọi thứ quay ngoắt 360 độ khi ông chủ Nhà Trắng lại tiếp tục phàn nàn các đồng minh, gọi NATO là lỗi thời.

Mỗi lời chỉ trích từ chính quyền Trump cũng đồng thời là một cuộc tranh cãi trên báo chí  nổ ra. Những ý kiến bi quan, những dự đoán, bình luận rôm rả về tương lai của liên minh quân sự phương Tây được mang ra bàn tán. Dẫu vậy, vẫn có rất ít những biến đổi trên thực địa. Lực lượng Mỹ vẫn ở lại Châu Âu, máy bay Mỹ vẫn tham gia tuần tra trên bầu trời vùng Baltic và binh lính Mỹ tiếp tục tham gia tập trận quân sự với NATO.

NATO kết thúc vào năm 2020?

Tiêu điểm - Năm 2020, NATO không cần Donald Trump 'kéo' cũng tự đổ sụp (Hình 2).

Tổng thống Trump muốn NATO từ bỏ nhiệm vụ cốt lõi chỉ để ứng phó với Nga vốn đã quá xưa cũ.

Theo chuyên gia Jeremy Shapiro, ban đầu sự đe dọa phá vỡ liên minh của Tổng thống Trump là cách để làm thức tỉnh các quốc gia châu Âu - những thành viên luôn coi sự bảo vệ của Mỹ là điều tất nhiên, trong khi chưa một ngày thể hiện sự tôn trọng ngược lại.

Không thể phủ nhận NATO đã có ý định chuyển mình khi chi tiêu quốc phòng châu Âu đang hướng tới cam kết gia tăng lên con số 2% tổng GDP, và châu lục này cũng bắt đầu những cơ chế mới về hợp tác quân sự trong thời điểm hậu Brexit. Nhưng trong yêu cầu gần đây, ông Trump muốn NATO định hướng chống khủng bố là nhiệm vụ chính đồng thời đi theo những hướng đi đa mục đích khác.

Trên thực tế nhiệm vụ mới của NATO không thay đổi nhiều trong cách sử dụng các nguồn lực sẵn có, bởi trước đó liên minh này chỉ đơn giản dừng lại ở nhiệm vụ cốt lõi đó là bảo vệ châu Âu trước sự đe dọa từ Nga.

Với yêu cầu mới, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông đã thành công trong việc đưa liên minh thích ứng với triết lý "nước Mỹ là trên hết" của mình. Trong một bài phát biểu nổi tiếng gần đây, ông tuyên bố "bây giờ, thay vì Mỹ làm việc cho NATO, NATO phải làm việc cho Mỹ".

Tổng thống Trump không còn nghĩ rằng NATO đã lỗi thời. Ngược lại, NATO đang trở thành một biểu tượng để ông có thể tái cơ cấu nó trở thành "một liên minh của Mỹ phục vụ cho người Mỹ".

Nhưng nếu bản thân NATO không muốn đi theo con đường như vậy, sứ mệnh của liên minh này sẽ phải chấp nhận sự kết thúc.

Nếu giả dụ Nga đẩy toàn lực cho cuộc xung đột Ukraine vào giữa năm 2017, NATO chắc chắn sẽ có những thảo luận tìm cách thức đáp trả. Nhưng trong bối cảnh nguồn lực của Mỹ đang tập trung xây dựng bức tường biên giới phía nam với Mexico, Washington sẽ không còn tâm trí quan tâm tới bất kỳ sự đồng thuận nào về lệnh trừng phạt mới dành cho Moscow hay gia cố các lực lượng phòng thủ ở Đông Âu.

Trong khi Ba Lan, Pháp, và Đức quyết định rằng Cấu trúc hợp tác thường xuyên (Pesco) - cơ chế mới về hợp tác quốc phòng của EU sẽ là lựa chọn phù hợp để giải quyết vân đề hơn là NATO.

Cùng với hầu hết các đối tác châu Âu, các nước này đã bắt đầu sử dụng cơ chế mới để cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho chính phủ Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc khuôn khổ NATO gần như đã trở thành một tổ chức trung lập và không sớm thì muộn cũng sẽ tan rã.

Theo Foreign Policy, kịch bản về sự kết thúc của NATO sẽ bắt đầu vào đầu năm 2018 khi nền kinh tế Ai Cập rơi tự do, chính phủ sụp đổ. Trong lúc hỗn loạn gia tăng, hàng trăm ngàn người tị nạn sẽ bắt đầu xuất hiện trên bờ biển của Hy Lạp và Italia. Một lần nữa, hải quân NATO được giao nhiệm vụ ngăn chặn những đoàn thuyền tị nạn giống như các nhiệm vụ được tiến hành ở Địa Trung Hải vào năm 2016.

Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine nổ ra gay gắt, các thành viên Đông Âu vốn không hài lòng với sự trung lập của NATO sẽ lập tức phản đối những nhiệm vụ vô thưởng vô phạt như vậy và nội bộ liên minh ngay lập tức dậy sóng.

Vấn đề của NATO

Tiêu điểm - Năm 2020, NATO không cần Donald Trump 'kéo' cũng tự đổ sụp (Hình 3).

Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder muốn đề xuất những thay đổi mới cho NATO.

Nhiều người ở châu Âu đồng ý rằng thời của NATO đã trôi qua, nhưng Mỹ và Anh vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ. Các nước này đang kỳ vọng ở cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder sẽ là một ứng cử viên phù hợp cho vai trò Tổng thư ký mới - người sẽ tiếp nhận và giải quyết các thách thức trong việc định hình lại NATO giai đoạn sau này, mặc dù ý nghĩa tồn tại của nó không còn rõ ràng.

Người Nga hoan nghênh với đề xuất nói trên, thậm chí tuyên bố rằng sẽ không phản đối việc gia nhập NATO của Montenegro hay Serbia. Thậm chí Moscow còn tính đến việc chính bản thân gia nhập liên minh, điều mà chính quyền Trump hết sức ca ngợi.

Sự thay đổi mới đang có những tiến triển sáng sủa khi Gerhard Schröder - nhân vật được Mỹ và Nga ủng hộ dự kiến sẽ cho chuyển trụ sở chính của NATO từ Brussels về một địa điểm từng là căn cứ quân sự ở Bulgaria vào năm 2020, nơi mà ông hy vọng sẽ là trung tâm địa lý của liên minh. Châu Âu không phản đối, nhưng hầu hết các quan chức của NATO không hứng thú gì với điều này.

Nhìn một cách tổng quát, có nhiều lý do giải thích tại sao vai trò NATO ngày một nhạt nhòa. Trong nhiều thập kỷ, các thành viên NATO tự cuốn mình vào những vấn đề gây chia rẽ. Họ tranh cãi kịch liệt về trách nhiệm và gánh nặng của từng thành viên trong việc đối phó trước sự  nổi lên của Nga hay những rối loạn ở Bắc Phi.

Dù đây là những vấn đề nghị sự vô cùng quan trọng, nhưng các tranh chấp đã làm phân tán giá trị cốt yếu của NATO đó là: các thành viên cam kết sâu sắc trong việc đảm bảo an ninh lẫn nhau.

Đi ngược lại, các thành viên NATO lại luôn bất đồng về những gì mà tổ chức cần ưu tiên phải làm trước mắt. Nói cách khác, liên minh quân sự này là nơi các thành viên nghiêm trọng hóa các mối đe dọa mà họ luôn tự cho là đang rất nguy hiểm với an ninh quốc gia của bản thân, thay vì nhìn nhận mối đe dọa an ninh chung của cả NATO.

Kết quả là trong gần 70 năm tồn tại NATO trở nên lỗi thời và trở thành một công cụ hoạch định chính sách cho Mỹ và châu Âu nối tiếp từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác.

Trong Chiến tranh Lạnh, ở Balkans, Afghanistan, Libya, và nhiều nơi khác, tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo châu Âu nhận thấy rằng NATO không chỉ cung cấp khả năng quân sự mà còn là một cơ chế cho việc tập hợp đồng minh và đảm bảo tính hợp pháp cho mọi mục đích quốc phòng của các nước phương Tây.

Người ta sẽ chờ xem Tổng thống Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề của NATO như thế nào trong giai đoạn được cho là hoặc biến đổi, hoặc là tan rã của tổ chức này.

Với khẩu hiệu "nước Mỹ là trên hết", ông sẽ không chú ý nhiều đến các vấn đề của thành viên, ông yêu cầu đồng minh phải trả tiền nhiều hơn, nhưng cũng thừa nhận rằng họ sẽ được chăm sóc ít hơn trước. Với sự tách bạch như vậy các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ không cần phải đi theo Washington trong các vấn đề tranh cãi với Iran, cũng như Mỹ không cần chiều theo ý muốn của các nước này ở Ukraine.

Đọc thêm>>> Putin: NATO đang ‘lôi kéo’ Nga vào cuộc đối đầu

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.