Năng suất lao động thấp ở mức “xấu hổ”
Trong số 12 quốc gia được Ngân hàng thế giới khảo sát tại Châu Á thì Việt Nam áp chót bảng xếp hạng. Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm.
Trong bài nghiên cứu về “Năng suất lao động ở Việt Nam - nhìn từ góc độ cơ cấu lao động và kỹ năng , PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc- Ths. Phạm Minh Thu Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã chỉ ra rằng: Năng suất lao động là một trong những thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, năng suất lao động của Việt Nam hiện tại bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc.
Nhìn vào những con số thống kê trên thì quả là một điều đáng thất vọng. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu tính năng động sáng tạo và tác phong công nghiệp còn bị hạn chế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê , năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 3.515 USD một người/năm.
Trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp-xây dựng gấp 1,8 lần, dịch vụ gấp 1,36 lần.
Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm 46,6% nhưng chỉ tạo ra 18,12% GDP.
Thích uống bia hơn làm?
Mặc dù có số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động thấp. Theo số liệu của Điều tra Lao động-Việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam khá thấp và không có nhiều cải thiện. Nếu vào năm 2007, tỷ lệ qua đào tạo của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chỉ đạt 17.4% thì vào năm 2013, con số này cũng không cải thiện nhiều với tỷ lệ 18,4%.
Sự chênh lệc