Nga đưa ‘kẻ hủy diệt’ tới Kaliningrad, thử 'tình cảm' Trump-NATO

Nga đưa ‘kẻ hủy diệt’ tới Kaliningrad, thử 'tình cảm' Trump-NATO

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 4, 14/12/2016 00:29

Việc Nga tăng cường quân sự ở Kaliningrad, vùng lãnh thổ giữa Ba Lan và Litva, được xem là phép thử đối với quan hệ đồng minh của ông Donald Trump và NATO.

Theo Wall Street Journal, việc cả Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đang tăng cường quân sự ở khu vực biển Baltic là một thách thức với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong quan hệ với các đồng minh phương Tây của Mỹ.

Quân sự - Nga đưa ‘kẻ hủy diệt’ tới Kaliningrad, thử 'tình cảm' Trump-NATO

Tàu săn ngầm Kabardino-Balkaria trong một cuộc tập trận ngoài khơi Kaliningrad. 

NATO đang lên kế hoạch triển khai một lực lượng đa quốc gia ở sườn phía đông của châu Âu, khu vực “sát sườn” với Nga vào tháng 5 năm sau để “ngăn chặn sự gây hấn của Moscow” sau khi sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea. Từ tháng 1/2017, một lữ đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh Mỹ sẽ có mặt ở Đức và sau đó di chuyển tới Ba Lan trước khi ông Donald Trump nhậm chức, các quan chức Mỹ cho biết.

Sau đó, một tiểu đoàn sẽ từ Ba Lan quay trở lại trung tâm huấn luyện ở Đức còn một tiểu đoàn khác sẽ tới các nước Baltic và một tiểu đoàn đến Romania.

Tuần trước, giới chức chức quân đội NATO đã tổ chức một cuộc tập trận nhằm hỗ trợ kế hoạch triển khai trên. “Các đơn vị đã sẵn sàng triển khai sau đợt nghỉ lễ”, Tướng Lục quân Mỹ Curtis Scaparrotti, Tư lệnh Tối cao của NATO, nói.

Nga cũng có những động thái đáp trả động thái mà nước này mô tả là "đe dọa an ninh quốc gia" trong những tháng vừa qua bằng cách cho triển khai tới vùng Kaliningrad những hệ thống phòng thủ tên lửa mới, hệ thống phòng không S-400 và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Iskander, vốn được mệnh danh là “kẻ hủy diệt”.

Các chuyên gia quân sự cho hay, Kaliningrad được coi là “thành trì” của Nga tại biển Baltic, bởi từ đây Nga có thể khởi công đánh chiếm các nước Baltic gồm Litva, Latvia và Estonia chỉ trong 2 ngày. Vì vậy, đây được coi là vùng đất chiến lược của Nga và luôn là yếu tố NATO phải nhắc đến khi hoạch định chiến lược quân sự.

Phía Washington và các nước châu Âu cho rằng việc Nga tích tụ quân sự ở khu vực này nhằm thử mối quan hệ đồng minh của Mỹ và NATO trong chính quyền Donald Trump khi ông nhiều lần tuyên bố sẽ từ bỏ NATO cũng như đe dọa sẽ đề xuất những chính sách có thể khiến khối liên minh này rơi vào tình trạng xáo trộn do thiếu vai trò trụ cột của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby tháng trước đã tuyên bố rằng việc Nga triển khai tăng cường quân sự là không có lý do chính đáng và “gây mất ổn định cho an ninh châu Âu”.

Xem thêm: ‘Ý đồ’ của ông Trump khi vươn tay tới Moscow

Quân sự - Nga đưa ‘kẻ hủy diệt’ tới Kaliningrad, thử 'tình cảm' Trump-NATO (Hình 2).

 Vị trí của Kaliningrad. 

Moscow đã lập tức đáp trả.

“Bảo đảm ninh quốc gia Nga là quyền của các nhà lãnh đạo đất nước”, Thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga khẳng định. “Vì thế, bất kỳ tuyên bố hay gợi ý nào về việc chúng tôi nên làm thế nào, ở đâu, khi nào để đảm bảo an ninh lãnh thổ của Nga, hãy giữ riêng cho các vị”.

Giới chức Nga khẳng định rằng việc triển khai tên lửa Iskander là để đối trọng với hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đã đặt tại Romania và đang lên kế hoạch lắp đặt thêm ở Ba Lan. Washington cho rằng những hệ thống trên để đảm bảo an ninh cho châu Âu, tránh tên lửa từ những nước như Iran, nhưng Nga lại coi đó là một mối đe dọa trực tiếp nhắm vào mình.

Trong tháng 11, khi được hỏi về việc triển khai tên lửa, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng: “NATO là một khối liên minh hung hãn, vì thế Nga đang làm mọi thứ cần thiết để đối phó với điều đó”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng những động thái của liên minh đã được tính toán kỹ lưỡng.

“Chúng tôi không muốn đối đầu. Nhưng chúng tôi buộc phản phản ứng khi thấy Nga ngày càng quyết đoán thông qua những hành động mà họ đã làm với Ukraine và tăng cường quân sự ở khu vực biên giới với châu Âu”, Tổng thư ký NATO nói.

Dù “lời qua tiếng lại” vô cùng căng thẳng giữa hai bên nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga “sẵn sàng hợp tác” với chính quyền ông Trump.

“Điều quan trọng là bình thường hóa giữa hai bên và bắt đầu phát triển mối quan hệ song phương”, ông Putin nói hồi đầu tháng 12.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ với tài lãnh đạo đất nước của ông Putin và nói rằng Mỹ và Nga nên hợp tác nhiều hơn nữa để chống lại chủ nghĩa khủng bố và cực đoan quốc tế. Trong khi đó, ông lại đưa ra những bình luận cho rằng NATO nên “tự lực cánh sinh” nhiều hơn là dựa vào Mỹ.

Trong một bài phỏng vấn trên tờ New York Times, ông Trump nói rằng nếu Nga tấn công các quốc gia Baltic, ông sẽ cân nhắc hỗ trợ các nước này nếu thấy họ “thực hiện đúng nghĩa vụ” với khối.

Tới thời điểm hiện tại, phía Moscow vẫn đang chờ những phản ứng của ông Trump về hành động của Nga tại vùng biển Baltic để đưa ra những bước đi thích hợp tiếp theo. Nhưng có lẽ phải tới khi ông Trump chính thức nhậm chức, phía Moscow mới có một câu trả lời xác đáng và toàn diện nhất.

Xem thêm: Báo Anh: Ông Putin mới xứng đáng là nhân vật của năm

Danh Tuyên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.