Vì sao người cứu hộ không mang mặt nạ phòng độc mà...vẫn sống?
“Khu vực ảnh hưởng bởi vụ tấn công vũ khí hóa học tại thị trấn Khan Sheikhun cho đến nay vẫn chưa được xác định. Người dân thị trấn vẫn sinh hoạt như bình thường, không hề có bất cứ nhà điều tra nào tới đây lấy mẫu phẩm, thậm chí nhân viên cứu hộ cũng không hề tới cung cấp dược phẩm, thuốc giải độc và các chất khử nhiễm”, Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Ông Konashenkov nói thêm, thực tế cho thấy, không có một cuộc điều tra nào được tiến hành nhằm xác định, ai là kẻ có trách nhiệm thực sự đằng sau vụ tấn công.
Theo Sputnik News, cho đến giờ chỉ có 2 đoạn video về vụ tấn công do lực lượng cứu hộ White Helmets đăng tải là bằng chứng duy nhất về vụ tấn công ở Idlib.
Kể từ sau vụ tấn công, Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây vẫn chưa hề công bố những hình ảnh nào khác về các nạn nhân, hay những người đã cứu sống họ, ngoại trừ những người được nêu ra trong hai đoạn phim trên.
“Những chuyên gia trên các kênh truyền hình phương Tây không giải thích được vì sao những người thuộc đội cứu hộ White Helmets có thể làm việc trong khu vực có khí độc trong thời gian dài như vậy khi không được trang bị mặt nạ phòng độc và các bộ đồ bảo hộ chuyên dụng mà vẫn còn sống. Điều này cũng giống như việc họ quy kết thủ phạm mà không cần kiểm tra thực tế”, ông Konashenkov nói.
Thông tin này thực sự có khả năng gây sốc vì khả năng phân tích thực tế của nó. Vậy phải chăng, Mỹ đã vin vào cái cớ không có căn cứ để tấn công tên lửa vào Syria?
Người phát ngôn Nga đang nói đến việc Mỹ cùng một số nước phương Tây cáo buộc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad gây ra vụ việc.
Xem thêm >>> Hé lộ hành tung thật sự của tàu sân bay Mỹ sau 'cú lừa ngoạn mục'
Phương Tây vẫn quả quyết có bằng chứng. Vậy bằng chứng ở đâu?
Trong khi đó, Reuters ngày 20/4 dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho hay, Pháp chuẩn bị cung cấp bằng chứng về việc quân đội Syria dùng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công thị trấn Khan Sheikhoun.
"Một cuộc điều tra đang được tiến hành bởi các đơn vị tình báo Pháp và tình báo quân đội. Trong vài ngày tới, Pháp sẽ cung cấp bằng chứng chứng minh chính quyền Syria thực hiện những cuộc tấn công ấy”, Ngoại trưởng Pháp phát biểu trên kênh truyền hình LCP.
Liệu có uẩn khúc gì đã xảy ra khi phía Nga khẳng định không hề có cuộc điều tra nào được tiến hành mà Pháp vẫn có thể đưa ra bằng chứng bởi họ "đang tiến hành điều tra".
Cũng trong ngày 20/4, tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) của Liên Hiệp Quốc cho biết xét nghiệm các mẫu phẩm lấy từ vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria và cho thấy kết quả "không thể chối cãi" về việc sử dụng chất độc thần kinh sarin hoặc một chất tương tự.
Xem thêm >>> Kỳ bí hải trình tàu sân bay Mỹ: Thuyết âm mưu sau sự cố có 1-0-2
Trước đó, ngày 4/4, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đã xảy ra tại thị trấn Khan Sheikhun, tỉnh Idlib (Syria) khiến khoảng gần 300 người thương vong.
Trong khi Mỹ và nhiều nước phương Tây đã cáo buộc quân đội Assad gây ra vụ việc, song Damascus đã lên tiếng phủ nhận, nói rằng họ không có vũ khí hóa học.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định cuộc không kích gần Khan Sheikhun của không quân Syria đã đánh trúng một nhà kho chứa vũ khí hóa học của quân khủng bố và kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành một cuộc điều tra kỹ càng đối với vụ việc này.
Xem thêm >>> Mỹ - Hàn tập trận chung gần Triều Tiên: Huy động hơn 100 máy bay
Phương Anh