Đừng bao giờ gây rắc rối với Nga
Hiện tại, quân đội Nga đang chuẩn bị tiến hành cuộc tập trận quân sự có tên gọi Zapad (nghĩa là phía Tây-PV) ở Belarus, biển Baltic, khu vực phía Tây nước Nga và vùng Kaliningrad. Một nội dung quan trọng của đợt tập trận là việc tái thiết lập lực lượng tăng thiết giáp được đặt tên theo một đơn vị quân đội thời Liên Xô – Đội Tăng hộ vệ số 1.
Đợt diễn tập quân sự dự kiến kéo dài nhiều tháng không phải động thái phản ứng của Moscow với quyết định cuối tuần trước của Quốc hội Mỹ nhằm trừng phạt Nga. Tuy nhiên, Nga cũng mới trả đũa lại quyết định của Washington bằng việc trục xuất hàng trăm nhân viên ngoại giao của Mỹ ra Nga.
Diễn tập quân sự được coi là một nỗ lực lớn của ông Putin trong việc nâng cao sức chiến đấu của quân đội Nga, trong bối cảnh Moscow ngày càng quyết đoán hơn. Theo các quan chức cấp cao Mỹ, thông qua đợt tập trận quân sự Zapad, Nga muốn gửi đi một thông điệp rõ ràng: “Nước Nga vẫn quan sát, chúng tôi rất mạnh mẽ, học được nhiều thứ. Đừng bao giờ gây rắc rối với nước Nga”.
Để chuẩn bị cho cuộc tập trận Zapad, Nga đã trưng dụng đủ các toa xe lửa để chở 4.000 tấn thiết bị quân sự hạng nặng và xe tăng đến và đi từ Belarus.
Hiện quân đội Nga đã có sẵn 1.000 lính phòng không và thông tin liên lạc đóng tại Belarus cùng các tổ hậu cần đang khảo sát địa hình, để phục vụ quá trình tập luyện. Vào giữa tháng Tám, các khí tài hiện đại của hàng nghìn lính tinh nhuệ của lực lượng phòng không và lục quân Nga dự kiến sẽ được đưa tới địa điểm tập trận. Các lực lượng chiến đấu không quân sẽ tham gia tập luyện cuộc tập trận như mong đợi. Các lực lượng còn lại sẽ tới Belarus vào đầu tháng Chín, trước khi cuộc tập trận Zapad dự kiến diễn ra từ 14 đến 20/9.
Nga tung "quả đấm thép" răn đe đối phương
Mỹ đang áp dụng các biện pháp phòng ngừa bao gồm việc đưa 600 lính nhảy dù tới 3 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở biển Baltic trong thời gian diễn ra đợt tập trận Zapad và trì hoãn việc luân chuyển một nhóm binh sĩ Mỹ ở Ba Lan.
Ông Phillip A. Karber, chuyên gia an ninh quốc phòng, Chủ tịch Quỹ Potomac nói: “Chỉ cần sự có mặt của Đội Tăng hộ vệ số 1 ở gần biên giới Ba Lan sẽ đẩy NATO vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Khi đó, liệu NATO sẽ muốn gia tăng lực lượng quân sự cho các quốc gia Baltic, hay bảo vệ phía Đông Ba Lan? NATO không có đủ sức để làm cả hai việc trong một khoảng thời gian ngắn. Điều đó giúp Nga gia tăng áp lực chính trị đối với các nước Baltic cũng như Ba Lan”.
Nga thông báo rằng Đội Tăng hộ vệ số 1 sẽ là đơn vị đầu tiên tiếp nhận T14-Armata, một chiếc tăng chiến đấu bộ binh kiểu mới, cùng với đó là các thiết bị phòng không, thiết bị chiến tranh điện tử tiên tiến.
Tóm lại, việc Nga tiến hành cuộc tập trận Zapad trong thời điểm những căng thẳng đang gia tăng giữa Moscow và NATO là dấu hiệu cho thấy, Nga luôn sẵn sàng ứng phó với những diễn biến mới, bất chấp những tuyên bố và hành động từ các quốc gia phương Tây. Thông qua đó, Moscow cũng muốn truyền đi một thông điệp về sức mạnh quân sự mà Nga đang sở hữu.
Xem thêm: Đằng sau việc Nga đưa 8000 quân tập trận gần biên giới Triều Tiên
Văn Huyền