Sử liệu Trung Quốc minh chứng chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Sử liệu Trung Quốc minh chứng chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Thứ 4, 27/04/2016 19:25

Cuốn sách một lần nữa góp tiếng nói bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền bất biến với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Hẳn không ít người tò mò khi cuốn sách của một tác giả nước ngoài lại phản ánh chân thực và cặn kẽ về nước ta từ cuối thế kỷ XVII. Hải ngoại kỷ sự là cuốn sách của nhà sư Thích Đại Sán (1633 – 1705), người Trung Quốc sống vào cuối thời Minh. Cuốn sách là ghi chép của ông trong thời gian hai năm (1695-1696) lưu sống tại vùng Thuận Hóa – Quảng Nam (nay là Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng) nước ta theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu thời đó. Trong chuyến đi, tác giả Đại Sán đã có quá trình “mắt thấy tai nghe”, tiếp xúc chân thực với người dân Đại Việt (tên nước ta thời bấy giờ) để ghi chép lại mọi chi tiết về các lĩnh vực địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo...

Xã hội - Sử liệu Trung Quốc minh chứng chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cuốn sách Hải ngoại kỷ sự được phiên âm chính xác nhan đề của học giả Thích Đại Sán người Trung Quốc.

Theo tác giả Thích Đại Sán, từ đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã ra lệnh cho đội Hoàng Sa gồm 70 người dân khu vực đảo Sa Kỳ, Lý Sơn đi thu nhặt hóa vật, đồ vật từ tàu chìm về nộp cho chúa. Đây chính là hình thức thực thi chủ quyền, trấn giữ và bảo vệ Biển Đông. Tuy nhiên, trước những hoạt động thường ngày của người Việt Nam xưa trên vùng lãnh thổ ngoài biển đảo, Thích đại Sán lại không hề ghi nhận hay nhắc đến sự có mặt của người Trung Quốc trên lãnh thổ đó.

Như vậy, tác giả ghi lại nhận thức tại cả hai triều đại Minh – Thanh rằng diễn biến lịch sử đương đại không hề nhắc đến việc không có sự xuất hiện của bất kỳ người Trung Quốc nào trên phần lãnh thổ của Việt Nam. Đây cũng chính là cơ sở để nhìn nhận vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa.

Trong hành trình của mình, Thích Đại Sán cũng có những ghi chép đầy đủ về đời sống xã hội con người Đại Việt thời bấy giờ. Ông chia sẻ những ấn tượng mạnh về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và x

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.