Theo một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản ở tỉnh Nghệ An, số lượng tồn đọng gỗ trên địa bàn hiện nay là hàng chục ngàn m 3 . Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các doanh nghiệp từ trước tới nay đều lấy Trung Quốc làm thị trường trọng tâm nên khi họ ngừng nhập khẩu gỗ, doanh nghiệp không kịp trở tay.
Theo thống kê sơ bộ, lượng gỗ nhập từ Lào về Việt Nam rồi xuất sang Trung Quốc chiếm đến 90%. Một vài năm gần đây, giá gỗ có chiều hướng đi xuống. Trong khi đó Trung Quốc lại không đặt hàng nên khiến nhiều doanh nghiệp lao đao vì ế ẩm.
Một số doanh nghiệp phân trần, trong khi họ đang gặp khó khăn, chưa tìm ra lối thoát, họ lại phải đối diện với với những kiểu cách thanh kiểm tra kiểu "dò la" mà "chỉ có ở Nghệ An".
Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh gỗ ở Nghệ An cho biết: Thời gian gần đây, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Nghệ An, đã yêu cầu những người thân của chủ doanh nghiệp phải giải trình về các nguồn tiền trong tài khoản của mình.
Theo đó, Phòng PC46 đang điều tra tất cả những cá nhân cũng như tổ chức gửi tiền vào tài khoản cá nhân của một số người liên quan đến doanh nghiệp buôn gỗ tại Nghệ An. Việc làm bất thường này, đã phần nào gây hoang mang và khiến các bạn hàng, cổ đông của của các doanh nghiệp trên, vì mất niềm tin vào họ.
Gỗ tồn kho tại nhiều doanh nghiệp
Một chủ daonh nghiệp khác cho hay: Nếu từ nay đến cuối năm, hàng không bán được thì chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào cảnh phá sản. “Trước đây, khi mặt hàng gỗ đang thuận buồm xuôi gió, công ty chúng tôi đóng thuế cho Nhà nước 10 – 20 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, mỗi DN còn tạo công ăn việc làm, trả lương cho công nhân từ 300 – 400 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay hàng hóa nhập về không xuất đi được, nên hầu hết các do