American Idol "tàn nhẫn và độc ác"
Nhiều năm qua, American Idol được biết đến như là chương trình truyền hình thu hút đông khán giả bậc nhất nước Mỹ. Mua bản quyền từ chương trình Pop Idol của Anh, do nhà sản xuất Simon Fuller sáng lập, American Idol sẽ tìm ra những ca sĩ triển vọng nhất nước Mỹ qua một loạt các vòng thử giọng được tổ chức trên khắp đất nước. Sau đó, những thí sinh lọt vào vòng trong được quyết định bởi bình chọn của khán giả qua điện thoại. Được tổ chức với quy mô lớn, American Idol nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả. Tuy nhiên, tại American 2013, nhà sản xuất đang phải đau đầu đối mặt với hàng loạt nguy cơ như tụt rating, scandal... Trong đó, scandal lớn nhất của American Idol hiện tại chính là lá thư tố cáo ban giám khảo của 9 thí sinh bị loại từ các mùa giải khác nhau. Điều đáng chú ý, cả 9 thí sinh đều là người da màu với tiểu sử không mấy "trong sạch".
> Đọc thêm: Thăng trầm trong cuộc đời kiều nữ đeo vương miện
5 vị giám khảo của American Idol 2013
Theo lá thư của luật sư James H Freeman, người đại diện cho 9 thí sinh da màu của các mùa Idol, gửi tới Hiệp hội cơ hội việc làm bình đẳng Mỹ (Equal Employment Opportunity Commission), cả 9 thí sinh da màu này đều bị biến thành nạn nhân của một vở kịch do nhà sản xuất đặt ra nhằm tăng xếp hạng cho chương trình. Nội dung lá thư chủ yếu đề cập đến việc nhà sản xuất American Idol khai thác quá khứ tù tội của những thí sinh da màu này làm yếu tố thu hút khán giả để đẩy tỉ lệ rating (tỉ lệ thính thị) đang tụt xuống lên cao. Cả 9 thí sinh cùng cho rằng, nhà sản xuất chương trình đã làm một việc "tàn nhẫn và độc ác".
Lá thư có viết: "Trong thời gian tham gia chương trình, các thí sinh da màu đều bị nhà sản xuất hỏi "Bạn đã từng bị cảnh sát bắt giữ bao giờ chưa?". Ngay sau khi thí sinh thừa nhận từng bị bắt giam thì nhà sản xuất đã lấy thông tin đó để vẽ lên hình ảnh một thí sinh là những tên tội phạm của bạo lực, lừa đảo và có xu hướng tình dục lệch lạc. Trong khi đó, theo luật lao động California, người sử dụng lao động không được phép hỏi các nhân viên tiềm năng về lịch sử họ bị bắt. Việc nhà sản xuất hỏi người tham gia chương trình về quá khứ của họ là vi phạm luật lao động.
Lá thư khẳng định, chương trình American Idol chưa từng đuổi thí sinh da trắng nào công khai, khác hẳn khi đối xử với người da màu. Dựa vào căn cứ đó, 9 thí sinh da màu này cáo buộc chương trình âm nhạc nổi tiếng này đã phân biệt chủng tộc, sử dụng người da màu như công cụ để "đánh bóng" tính công bằng và minh bạch của chương trình.
American Idol lên tiếng
Sau khi lá thư được đăng trên trang chuyên về sao TMZ, kênh truyền hình Fox đã từ chối đưa ra lời bình luận cho vụ việc lần này. Còn nhà sản xuất Nigel Lythgoe lập tức lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc, cho rằng lá thư hoàn toàn sai sự thật. Lythgoe vội vàng giải thích: "Việc phân biệt đối xử giữa các thí sinh không hề có trong cuộc thi này. Tất cả các thí sinh đều được đối đãi như nhau, dù họ có màu da gì, ở vùng miền nào hay giới tính ra sao. Chương trình American Idol luôn trân trọng tài năng của các thí sinh bởi vậy những cáo buộc trong lá thư hết sức vô căn cứ". Đồng thời, nhà sản xuất American Idol còn đưa ra dẫn chứng chứng minh American Idol hoàn toàn minh bạch. Theo đó, cuộc thi từng có ba thí sinh quán quân người da đen là Fantasia Barrino, Jordin Sparks và Ruben Studdard. Thậm chí, một trong bốn vị giám khảo có Randy Jackson cũng là người da đen.
Giám khảo kỳ cựu Randy Jackson (bên trái) cũng là người da đen
Cựu thí sinh Jordin Sparks phát biểu trước báo giới: "Thời gian tôi tham gia cuộc thi, nhà sản xuất không hề làm khó tôi hay tỏ ra phân biệt khiến tôi thấy khó xử. Ekip chương trình đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi lúng túng vì màu da của chính mình".
Phát biểu với TMZ, thí sinh mùa 6 lọt vào vòng chung kết Melinda Doolittle cho biết: "Những lời cáo buộc lần này thực sự gây sốc. Tất cả chúng tôi chung một đội đều cố gắng phấn đấu, bất kể chủng tộc hay màu da. Tuy nhiên, một cá nhân có khả năng yếu hơn sẽ bị loại ngay lập tức chứ không liên quan gì đến việc phân biệt hay đối xử bất công. Thực ra, một người nói dối về quá khứ của họ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chương trình, bởi vậy, việc ban tổ chức kiểm tra lý lịch mỗi thí sinh là điều hoàn toàn có thể thông cảm được. Hơn nữa, trước khi bước vào cuộc thi, chúng tôi đều được ký vào bản cam kết chấp nhận cho chương trình sử dụng thông tin cá nhân của mình nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho cuộc thi. Việc các thí sinh trên tố cáo chương trình đã đi ngược lại cam kết họ đã ký".
Taylor Hicks, thí sinh lọt vào Top 5 chung kết cũng bày tỏ ý kiến: "Tôi không hiểu vì sao họ lại hành động như vậy. Giữa chúng tôi là sự cạnh tranh về tài năng chứ chắc chắn không phải là sự phân biệt chủng tộc. American Idol là dành cho tất cả mọi người, mọi tầng lớp xã hội. Chúng tôi có được chọn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào các lá phiếu bầu của khán giả, quyết định của ban giám khảo và chương trình chỉ là một phần nhỏ mà thôi".
9 cựu thí sinh tố cáo ban tổ chức đã từng được gọi là những "thần tượng" thứ thiệt bởi họ cũng đã mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả và ban giám khảo. Thế nhưng hành động lần này khiến không ít người thất vọng, nhất là những người da màu trên thế giới. Những ngày gần đây, diễn đàn của American Idol như nóng hơn bao giờ hết về lá thư tố cáo chương trình được yêu thích. Những lời bình luận được đưa ra, đa phần đều ủng hộ chương trình. Có những người da màu cũng lên tiếng bảo vệ American Idol, cho rằng hành động của "9 thần tượng" đang làm thế giới những người da đen xấu hổ. Tuy nhiên, cũng có những người da màu tỏ ra tức giận khi nghe tin chương trình phân biệt chủng tộc. Họ còn yêu cầu làm rõ sự việc và sẽ biểu tình nếu chương trình không đứng ra xin lỗi vì đã bôi nhọ "danh dự" của 9 thí sinh trên.
Như vậy, sự việc đã trở nên ầm ĩ hơn và chương trình American Idol đang đứng trước nguy cơ phải giải trình sự việc và ra tòa vì vi phạm quyền lợi của người lao động.
Cuộc đối đầu thú vị của hai nữ giám khảo Ngay trong tập đầu tiên, chỉ 10 phút sau khi chương trình bắt đầu, khán giả đã được "thưởng thức" ngay màn đối đầu trên bàn giám khảo. Nicki Minaj xuất hiện với một chiếc mũ lớn. Nữ giám khảo Mariah Carey khơi mào cuộc chiến: "Chúng ta được mang theo phụ kiện à? Tôi không biết là được phép đấy". Tất nhiên đó chưa phải là toàn bộ nội dung cuộc chiến giữa hai vị nữ giám khảo ngoài mặt thì cười còn bên trong có khi đang "đằng đằng sát khí" này. Sau đó, một loạt bất đồng xảy ra, hai nữ giám khảo liên tục đưa ra những nhận xét "đánh nhau" khiến người theo dõi cũng phải nghẹt thở và cảm thấy hết sức thú vị. Fan hâm mộ đã chờ đợi được chứng kiến cuộc khẩu chiến này suốt những tháng qua và những người làm chương trình American Idol thực sự không để khán giả phải thất vọng chút nào. American Idol từng đuổi thí sinh có tiền án Đây không phải lần đầu tiên chương trình bị cáo buộc sử dụng câu chuyện đời tư của các thí sinh da màu để tăng tỷ lệ rating. Tháng 3 năm ngoái, khi Jermaine Jones bị đuổi khỏi mùa giải thứ 11 vì nhà sản xuất phát hiện anh từng nhiều lần bị bắt giữ tại quê nhà, nhiều chỉ trích cho rằng American Idol đã tạo ra vụ việc để thu hút người xem. Tuy nhiên, Jermaine Jones không có mặt trong danh sách 9 người tố cáo lần này. 9 thí sinh kiện chương trình đều là nam và là người Mỹ gốc Phi, bao gồm: Jaered Andrews (mùa thứ hai), Donnie Williams (mùa ba), Thomas Daniels (mùa sáu), Akron Watson (mùa sáu), Ju'Not Joyner (mùa tám), Chris Golightly (mùa chín), cặp song sinh Terrell và Derrell Brittenum (mùa năm) và Corey Clark (mùa hai). Corey Clark từng bị đuổi khỏi mùa thứ hai sau khi nhà sản xuất thông báo họ phát hiện anh bị bắt giữ tại quê nhà vì tội tấn công chị gái do có xích mích. |
> Đọc thêm: Ngôi sao phim sex phơi bày ‘chuyện nghề’
Hồng Nhung