Hỏi lại, anh Nguyên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mới biết là nhân viên ngân hàng muốn anh xài thẻ tín dụng của nhà băng này. Liên tục những ngày sau đó, anh bị "tra tấn" bởi nữ nhân viên xinh đẹp nọ khi mời anh sử dụng dịch vụ.
Cách chăm sóc khách hàng nhiệt tình của nữ nhân viên này làm cho anh nghĩ nên xài một cái thẻ cho xong việc.
Nhiều nghi vấn nhà mạng bán dách sách thuê bao ra ngoài. Ảnh minh họa.
Anh Hùng, một nhà báo ở Hà Nội cũng nhận được điện thoại từ TP HCM của một nhân viên tự xưng là người của Bảo hiểm Prudential mời...vay vốn. Người của doanh nghiệp này trình bày lịch sự, hướng dẫn tận tình thủ tục vay vốn cho anh. Và, có một lý do mà đến giờ anh không hiểu, họ cũng không trả lời chính xác, vì sao họ có số điện thoại của anh.
Không ít doanh nghiệp cũng được "mời" sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp là nhà băng, bảo hiểm, văn phòng luật....một cách bất đắc dĩ như vậy. Để đối phó, một số người đồng ý sử dụng dịch vụ cho xong việc, để khỏi quấy rầy.
Có tin cho biết một số nhà mạng đã "tuồn" danh sách khách hàng ra ngoài. Tuy nhiên, nhân viên truyền thông một công ty di động lớn ở Việt Nam có ý kiến khác. "Có thể anh đăng ký số điện thoại của anh ở một dịch vụ nào đó, ví dụ, làm thẻ giảm giá, đăng tải trên mạng, đăng ký thành viên một câu lạc bộ....nên số thuê bao mới bị lộ ra ngoài", cô nói.
Nếu cần, bạn có thể mua danh sách thuê bao nhiều mạng như VinaPhone, Viettel, Mobiphone một cách không quá khó khăn. Điều này, dẫn đến một hiện tượng là các đầu số "khủng bố" người dùng bằng cách tin nhắn mời sử dụng dịch vụ như nhạc chờ, game, bóng đá, kết quả xổ số, bói tên....
Những nỗ lực ngăn chặn tin nhắn quảng cáo rác của Bộ Thông tin & Truyền thông vẫn chưa chấm dứt được tình hình người sử dụng dịch vụ di động bị spam đến khốn khổ.
T.Nguyên