Đó là một bà cụ 80 tuổi bị “ốm nặng” rồi được truyền máu vào tháng giêng trước đây và cũng đã chết từ khi đó. Nhưng theo bác sĩ Bernard Kouchner, bộ trưởng Bộ Y tế Pháp thì không có mối liên hệ nào được xác lập giữa sự chết và sự lây truyền. Người cho máu rất có thể đã bị lây nhiễm từ 11 ngày trước khi cho máu là thời điểm mà virus còn chưa thể được phát hiện.
Cơ quan trữ máu của Pháp (EFG) và Cơ quan vệ sinh an toàn sản phẩm y tế của Pháp (AFSSAPS) đã chẩn đoán trường hợp này nhân dịp cho tạng của người đã chết theo như xác định của Phillipe Duneton, tổng giám đốc AFSSAPS .
“Chúng tôi đã lần ngược lại chuỗi các sự kiện. Một trong số người cho máu đã trở thành huyết thanh dương tính từ lúc cho máu - BS. Kouchner nói thêm - người này không được đảm bảo đầy đủ trong lúc truyền máu mặc dù từ tháng 7/2001 đã áp dụng kỹ thuật phát hiện bộ gien của virus (DGV) và với kỹ thuật này thì thời kỳ không thể phát hiện sự có mặt của HIV có thể giảm từ 22 xuống 11 ngày".
> Rắc rối từ Phòng khám sản khoa Vạn Bảo
Ngày nay ở Pháp người ta ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV sau khi truyền máu là 1/3,5 triệu trường hợp cho máu, còn đối với viêm gan siêu vi C là 1/1,7 triệu. Nhà cầm quyền không dự định thời điểm xem lại bộ câu hỏi để đưa ra cho những người có tiềm năng cho máu.
Về phần mình, tổng giám đốc Duneton đã chỉ ra rằng người cho máu không biết là họ đã bị lây nhiễm. Ở Pháp năm 1998, sau khi truyền máu, có 01 người đã nhiễm HIV và 02 người đã nhiễm viêm gan siêu vi C. Tiếp theo sau sự giảm thiểu kỳ diệu sự lây nhiễm sau truyền máu này là sự tăng cường an toàn truyền máu vào tháng 10/2000 thông qua việc phát hiện bộ gien của virus (DGV) và điều đó là ngược lại ý kiến của các chuyên gia.
Theo các chuyên gia thì sự mở đầu DGV đối với các tác nhân gây bệnh AIDS và viêm gan siêu vi C chỉ phòng ngừa được dưới 3 ca nhiễm sau truyền máu/năm.
Hạ Bá Khiêm