Nhánh cáp quang AAG rẽ vào Việt Nam dài tới 314 km
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, tuyến cáp quang AAG qua Việt Nam liên tục gặp sự cố. Cụ thể, vào các ngày 5/1, 23/4, 26/5 và gần đây nhất là tuần đầu tháng 6, tuyến cáp này bị đứt hoặc gặp trục trặc khiến việc truy cập vào các dịch vụ quốc tế không ổn định tại một vài thời điểm.
Tại Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế. Do đó, khi AAG gặp sự cố đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình làm việc cũng như giải trí của đa số người dùng Internet ở VN.
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, việc xác định nguyên nhân chính xác của các sự cố đứt cáp quang nói riêng và sự cố cáp quang nói chung là khó khăn, phức tạp. Lý do là vì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự cố như do thiên tai (hoạt động địa chấn), do hoạt động hàng hải (mỏ neo của tàu biển), do tác nghiệp của ngư dân trên biển hoặc do sự cố kỹ thuật bất thường...
Dưới đây chỉ là những khả năng có thể khiến tuyến cáp AAG hay gặp sự cố .
Nguyên nhân tự nhiên
Ngay cả khi nằm dưới đáy biển, các tuyến cáp quang vẫn hoàn toàn có thể chịu sự phá hoại của thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt bùn, giông bão... thậm chí là do cá mập cắn.
Cá mập cắn cáp
Thực tế đã có một video quay lại cảnh một con cá mập đang giằng xé và cố cắn đường đây cáp quang dưới đáy biển của Google. Để rồi sau đó, Google đã phải nâng cấp đường cáp quang biển của mình với lớp vỏ chống đạn bằng vật liệu Kevlar bên ngoài để tránh bị cá mập cắn đứt lần nữa.
Vùng biển nông
Về cơ bản, cáp ngầm biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần