Nhật học cách chấp nhận giúp đỡ của quân đội

Thứ 6, 28/12/2012 00:08

Những việc làm của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) sau trận động đất kinh hoàng hôm 11/3 vừa qua đang làm thay đổi thái độ của công chúng Nhật Bản đối với lực lượng này.

Nỗ lực lớn trong chính sách an ninh quốc gia của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đã đạt được sự thừa nhận và tính hợp pháp của mình. Hơn nửa thế kỷ qua, sự hạn chế mang tính lập hiến về việc triển khai quân sự đã đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đóng một vai trò khiêm tốn hơn so với những đồng minh của họ.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản

Những cố gắng thay đổi đó đã phải đối mặt với sự phản ứng mãnh liệt từ một bộ phận công chúng Nhật Bản - những người mang trên mình những sự tổn thương do chiến tranh và sự nghi ngờ của bất kỳ người nào mang trong mình tư tưởng của chủ nghĩa quân phiệt.

Nhưng giờ đây, những hành động mang đầy tinh thần quả cảm, chủ nghĩa anh hùng và vô cùng cần thiết của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong trận động đất kinh hoàng ngày 11/3 vừa qua có lẽ đã làm thay đổi mãi mãi các mối quan hệ của Nhật Bản với lực lượng quân đội của họ.

Sự thừa nhận của công chúng Nhật Bản đối với SDF có lẽ bắt nguồn từ tấn thảm kịch này, từ đó thay đổi cái cách mà Tokyo lựa chọn để bình thường hóa vai trò của quân đội trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản ở nước ngoài. Ngày nay, lực lượng vũ trang Nhật Bản có khoảng ¼ triệu người với ngân sách hàng năm vào khoảng 40 tỷ USD và luôn là một trong những lực lượng quân sự hiện đại nhất thế giới.

Công chúng Nhật Bản có một thời gian dài nhìn SDF với con mắt tiêu cực. Hệ lụy này xuất phát từ sự thiếu hẳn một cuộc thảo luận mang tính quốc gia về những sự tàn bạo của quân đội đế quốc Nhật Bản trong suốt Thế chiến II và từ những hạn chế mang tính lập hiến về triển khai quân sự bên ngoài bờ biển quốc gia.

Đây là những điều mà lực lượng chính trị cánh hữu cho rằng là sự sỉ nhục quốc gia; phe cánh tả tin rằng các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có thể không bao giờ tiết lộ những nhà lao của họ mà họ sẽ lao vào những cuộc xâm lược mới. Cả hai đảng phái chính trị chính thống là Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Dân chủ Nhật Bản đều muốn lờ đi vấn đề này.

Tuy vậy, những thái độ này của công chúng đối với lực lượng quân đội đang dần thay đổi, khi các chính trị gia đã minh chứng cho sự tự nguyện triển khai quân sự ở nước ngoài. Các đơn vị không quân và bộ binh Nhật Ban đã góp phần ổn định tình hình tại Afghanistan, trong khi Lực lượng Phòng vệ bờ biển quản lý nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho các tầu hải quân của liên minh tại Ấn Độ Dương.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sau trận động đất

Hiện nay, họ cũng đang hướng tới nhiệm vụ đảm bảo an ninh tại các quần đảo ở phía xa Tây Nam Nhật Bản. Bất chấp những nỗ lực này, hình ảnh của SDF vẫn chưa nhận được nhiều sự thiện cảm của công chúng Nhật Bản.

Nhưng phải nói rằng, thảm họa thiên nhiên kinh hoàng vào tháng trước hầu như đã “gột rửa” hết đi sự hằn học này trong quan điểm của người dân Nhật Bản. Trong vòng vài giờ tàn phá của trận động đất và sóng thần, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã huy động triển khai các nhiệm vụ cứu hộ và cứu trợ thảm họa.

Hơn 100.000 binh lính đã được triển khai tới bờ biển bị tàn phá ở Đông Bắc – con số này chiếm 40% tổng số binh lính trong quân đội Nhật Bản. Các hình ảnh trên các báo đài và truyền hình đầy ắp những hình ảnh của các bính sĩ đang mang trên mình hàng cứu trợ, vượt qua những đống đổ nát và đưa các nạn nhân đến nơi an toàn.

Lực lượng SDF đã làm việc không ngừng nghỉ cùng với các đồng nghiệp Mỹ. Hàng ngàn binh lính Mỹ cũng xoay sở trong công việc, chuyên chở hàng ngàn tấn hàng cứu trợ bằng trực thăng và máy bay chở hàng của lực lượng không quân Mỹ. Những người lính SDF và hải quân Mỹ sát cánh bên nhau để cung cấp nguồn sống cho những người bị thương và những người sống sót sau thảm họa.

Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh, công chúng Nhật Bản thừa nhận tầm quan trọng của SDF như là một phần của xã hội dân chủ Nhật Bản. Điều này rất khác biệt so với các cuộc chiến tranh xâm lược của quân đội đế quốc đối với Trung Quốc năm 1894 hay đối với Nga năm 1904.

Có lẽ điều này sẽ khiến các chính trị gia Nhật Bản tính toán nhiệm vụ của quân đội với một vai trò lớn hơn trong các nhiệm vụ quan trọng khác của đất nước. Mỹ và nhiều quốc gia khác ở Châu Á từ lâu đã mong muốn Nhật Bản cùng chung vai gánh trách nhiệm đối với việc duy trì sự ổn định trong khu vực.

Sự hỗ trợ đầy giá trị của SDF trong trận động đất vừa qua đã cho công chúng thấy rằng Nhật Bản có một lực lượng quân đội rất trách nhiệm và chuyên nghiệp. Giờ đây, các nhà lãnh đạo đất nước Nhật Bản cần sẵn sàng triển khai lực lượng này ở hải ngoại với cái cách mà họ đã vừa thể hiện.

Đó sẽ là một tín hiệu đáng mừng của không chỉ riêng nhân dân Nhật Bản và của cả nhân dân thế giới đang mong muốn một thế giới hòa bình, ổn định và mang đậm tính nhân văn.

Chí Thành

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.