Mới đây, dư luận "nổi sóng" về thông tin cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) cập nhật, bổ sung thêm 324 bài hát vào danh sách những ca khúc trước năm 1975 được phổ biến rộng rãi, trong đó phần lớn là các ca khúc nhạc đỏ quen thuộc với công chúng như: Bước chân trên dải Trường Sơn (Vũ Trọng Hối), Chào em cô gái Lam Hồng (Ánh Dương), Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao), Chào quê hương tuyến lửa anh hùng (Huy Du - Đại Đồng), Bộ đội về làng (Lê Yên - Hoàng Trung Thông), Biết ơn Võ Thị Sáu (Nguyễn Đức Toàn), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương), Bài ca Trường Sơn (Trần Chung - Gia Dũng), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát (Huy Du), Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Hoàng Điệp - Phạm Tiến Duật)…. Đáng chú ý nhất có bài Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Sự xuất hiện của ca khúc Quốc ca trong danh sách trên đã khiến dư luận “dậy sóng”.
Trước đó, chương trình Nối vòng tay lớn do đại học Y dược Huế kết hợp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức gặp khó khăn do có 4 ca khúc không nằm trong danh mục bài hát trước 1975 được cục NTBD cấp phép phổ biến. Bốn ca khúc gồm: Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ca dao mẹ và Đêm thấy ta là thác đổ. Nói về sự việc trên, bà Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi cho biết, các thành viên trong gia đình không hề biết 4 ca khúc kể trên (bao gồm ca khúc Nối vòng tay lớn) chưa hề được cục NTBD cấp phép phổ biến và lưu hành.
Những ngày cuối tháng 12/2016, việc cục NTBD đã thành lập Hội đồng nghệ thuật thẩm định và nhận thấy 5 bài hát: Cánh thiệp đầu xuân, Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân, Con đường xưa em đi, Đừng gọi anh bằng chú vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Ngay sau đó, cục NTBD đã có văn bản gửi sở VH-TT TP.HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép. Việc yêu cầu tạm dừng 5 ca khúc này đã khiến nhiều người bất bình, thậm chí bất mãn.
Không những thế, còn khá nhiều trường hợp một ca khúc có 2-3 quyết định cho phép phổ biến, bởi vì đơn vị nào xin thì đơn vị đó biết, đơn vị khác cần sử dụng lại phải xin tiếp. Bài Phút cuối của nhạc sĩ Lam Phương được cấp phép đến 2 lần, lần đầu trong Quyết định số 10/QĐ-NTBD ngày 17/6/2008 cho công ty TNHH Giải trí Tiếng Hát Việt và lần thứ 2, trong quyết định số 16/QĐ-NTBD ngày 16/4/2008 cấp cho công ty TNHH Khoa & Cường Vina. Ca khúc Đêm cuối cùng (Phạm Đình Chương) cũng được cấp phép đến 2 lần trong quyết định số 10 nói trên và số 17/QĐ-NTBD ngày 21/7/2008 cho công ty TNHH Phòng thu âm Viết Tân… Điều này đặt ra dấu hỏi về trình độ cũng như kỹ năng tác nghiệp của các nhà quản lý ở cục NTBD.
Qua những sự việc liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều người cho răng, cục NTBD thiếu sự minh bạch trong việc cấp phép, thiếu nhất quá và đặt nặng cơ chế - xin cho. Điều này sẽ không được khắc phục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nên âm nhạc nước nhà.
Xem thêm:
Hội nhạc sĩ nói gì về việc 'cập nhật, bổ sung' 324 ca khúc?
GS Nguyễn Minh Thuyết: 'Cục NTBD phản ứng thái quá'
Phương Vy (t/h)