Đỉa có tới 32 “bộ não”. Loài đỉa có tới 5 đôi mắt, 300 chiếc răng và 32 bộ não. Thực tế loài này chỉ có một bộ não, nhưng bộ não của chúng được tạo thành từ 32 hạch. Và hạch là cụm các tế bào thần kinh có chức năng sắp xếp và xử lý các dấu hiệu của cơ thể, nhận tín hiệu từ cơ thể và chuyển những tín hiệu quan trọng đến não nên có thể coi như đỉa có đến 32 bộ não.
Não nhện có ở cả chân. Đối với loài nhện, não của chúng có kích thước tương đối lớn, chiếm đa phần cơ thể. Các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra rằng, hệ thống thần kinh trung ương của những con nhện nhỏ nhất thế giới chiếm tới gần 80% khoang cơ thể của chúng.
Mực khổng lồ tiêu thụ thức ăn qua não. Loài mực khổng lồ để thức ăn đi qua bộ não hình chiếc bánh rán trước khi đi xuống thực quản. Mực ống khổng lồ đực có trọng lượng 150kg, chiều dài 10m, dương vật dài 1,5m nhưng chỉ có một bộ não nhỏ 15g.
Kiến Zombie có nấm trong não. Các loại nấm ký sinh xâm nhập vào cơ thể côn trùng và biến chúng thành “thây ma”, điều khiển hành vi của loài kiến để phát tán và nhân rộng bào tử nấm. Khi kiến chết cũng là lúc nấm bắt đầu nảy mầm trên đầu kiến, tạo thành một bọc bào tử nấm xù xì và sẽ rụng xuống thảm rừng.
Ong bắp cày có não nhỏ nhất thế giới côn trùng. Ong bắp cày Megaphragma có hệ thống thần kinh nhỏ nhất trong số các côn trùng. Chính bởi vì quá nhỏ, một vài tế bào thần kinh tồn tại bên trong đầu của ong bắp cày phát triển ra cả bên ngoài khi nó trưởng thành.
Não giun tròn Caenorhabditis elegans nhỏ xíu nhưng cực kỳ mạnh mẽ. Loài giun này chỉ có 302 tế bào thần kinh, nhưng bất chấp điều này, loài này có thể thực hiện các chức năng tương tự như các hệ thống thần kinh của sinh vật bậc cao.
Mực ống biển ăn não của chính mình. Mực ống biển là sinh vật lưỡng tính, sau khi chúng để trứng phát triển thành ấu trùng giống như con nòng nọc, phân tán khắp nơi tìm địa điểm phát triển, ổn định nơi sống thì chúng sẽ bắt đầu “thưởng thức” bữa ăn là chính mình từ mắt, cột sống và cuối cùng là bộ não.
Cá stickleback fish (cá gai, một loài cá nước ngọt nhỏi có gai nhọn ở lưng) có sự “bất bình đẳng” rõ rệt giữa kích thước não của cá đực và cái. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do cá đực giữ vai trò trụ cột, xây dựng tổ, lãnh trách nhiệm tán tỉnh và chăm sóc cho những quả trứng nên có kích thước não nhiều hơn, trong khi những con cái chỉ phải chọn một người bạn đời và đẻ trứng nên không cần phải có nhiều não.
Chim gõ kiến có túi khí trong đầu. Chim gõ kiến có phần xương sọ rất phức tạp, nhỏ và rất nhẹ. Hộp sọ của một con chim trung bình nặng chỉ bằng 1% trọng lượng cơ thể. Loài này có thêm các túi khí trong đầu, đóng vai trò như chiếc đệm não để hạn chế các tác động từ việc đập mỏ trên các bề mặt cứng.
Giống chó Cavalier King Charles Spaniel có bộ não to hơn cả hộp sọ của chúng. Giống chó này đang là vật nuôi phổ biến ở Mỹ, và có một sự thật mà ít người biết đến là não của loài vật này thậm chí còn to hơn cả hộp sọ của chúng.
Bộ não nhóm các loài chim Corvids rất thông minh, tương đương với não bộ của các loài linh trưởng. Trí nhớ, kỹ năng suy luận xã hội và khả năng sử dụng các công cụ của loài này đã gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học. Loài này được dự đoán có độ thông minh có thể vượt qua cả các loài linh trưởng như tinh tinh.
Não bộ của cá heo lớn hơn cả người. Cá heo có khả năng nhận biết, ghi nhớ và giải quyết vấn đề, có bộ não thông minh gần nhất với trí thông minh của con người so với tất cả các loài trong thế giới động vật. Vỏ não của cá heo khá phức tạp.
Động vật tiến hóa nhất là con người có bộ não khá hoành tráng. Rõ ràng là bộ não của con người được đánh giá phát triển cao và phức tạp hơn so với những loài khác và đến nay đó là bộ não còn ẩn chứa nhiều bí mật nhất đối với các nhà khoa học.
Theo Kiến Thức