1. Đám tang với vũ công nhảy thoát y
Thường thì đến dự các đám tang là một điều gì đó cực kì đơn điệu, nhưng đám tang đó sẽ không còn đơn điệu nếu có các vũ công nhảy thoát y. Ở vùng Donghai Trung Quốc đám tang là biểu tượng của địa vị, của cải và tài sản của gia đình người quá cố.
Uy tín và vinh dự người chết được biểu thị bằng số người tới dự lễ tang. Vì vậy một số gia đình nơi đây đã thuê các vũ công nhảy thoát y để thu hút đám đông. Được biết, gần đây các nhà chức trách của Trung Quốc đã bắt đầu cấm các hành vi này.
2. Khiêu vũ cùng người quá cố
Người Malagasy ở Madagascar đưa người chết ra khỏi mộ và tổ chức tiệc tùng với họ. Nghi lễ này có tên Famadihana vì họ tin rằng linh hồn người chết sẽ theo tổ tiên sau khi thi thể họ phân hủy. Lễ tổ chức còn kèm theo các điệu nhảy múa được tổ chức 7 năm một lần và là một dịp đoàn tụ của gia đình.
3. Sky Burial (An táng trên trời, điểu táng)
Ở Tây Tạng, nơi khí hậu khắc nghiệt và những vùng đất sỏi đá gây khó khăn cho việc chôn cất người chết. Vì vậy, các công dân phật giáo ở Tây tạng đã tiến hành “chôn trên trời”.
Theo cách này, thi thể của người chết sẽ được cắt nhỏ, trộn với bột và làm thức ăn cho loài quạ. Họ tin rằng cơ thể chỉ là nơi trú ngụ của linh hồn và nó cần được trở về thiên nhiên.
4. Đám tang Tana Toraja
Những đám tang ở vùng Tana Toraja, Indonesia là một nghi lễ lớn đòi hỏi cầu kì. Một đám tang phải đi kèm với nhạc, múa và tiệc tùng với rất nhiều khách khứa. Rất dễ hiểu, bởi vì cái chết ở nơi đây là một dịp sang trọng có giá trị khá lớn. Vì vậy, gia đình người quá cố cứ thư thả, họ không cần chôn thi thể ngay. Họ có thể gói nó lại và giữ trong nhà cho tới khi họ gom đủ tiền cho chi phí lễ tang. Việc tiết kiệm này có thể mất đến hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.
Vào thời gian này, thi thể người chết được xem như là một người bệnh. Đám tang chỉ thực sự diễn ra khi gia đình làm lễ cho người chết và quan tài được đặt tại một nghĩa trang có hình dáng giống như một chiếc hang hay sâu trên vách núi.
5. Nâng niu người chết
Giờ đây người ta có thể đeo “những người thân yêu của họ lên ngón tay”. Một công ty của Mỹ có tên LifeGem đã tạo cơ hội cho những người đã chết được bên người họ thương yêu mãi mãi bằng cách tạo ra một loại kim cương tổng hợp. Quá trình này bắt đầu bằng việc lấy các bon từ tro của người quá cố. Sau đó được chuyển đổi thành than chì và thông qua một chu trình dưới tác dụng của nhiệt độ cao và áp suất, người ta sẽ có được một dạng tinh thể lấp lánh như kim cương. Giá của những hạt kim cương này từ 3.500 bảng đến 20.000 bảng Anh dựa vào kích thước của hạt kim cương.
6. Áo quan tượng trưng
Nếu có một Elvis qua đời ở Teshi (Ghana), anh ta sẽ được chôn trong một chiếc quan tài có hình gi-ta. Các công dân ở vùng ngoại ô Accran (Ghana) có thói quen chôn người chết của họ trong những quan tài tượng trưng. Chiếc quan tài là một bức chân dung thu nhỏ về sự nghiệp của người quá cố. Nó có thể là bản sao của một chai coca lớn, hoa quả, hay đồ dùng.
7. Endocannibalisme (Tục ăn xương người)
Có lẽ đây là nghi lễ an táng người chết rùng rợn hơn cả. Endocannibalisme là nghi lễ người sống ăn thịt người chết. Đằng sau phong tục rùng rợn này là niềm tin ăn thịt người chết sẽ có thể có hết tài sản của người quá cố bằng cách tiêu hóa linh hồn của họ. Một số bộ tộc ở Nam Âu và châu Úc thực hiện nghi lễ kinh khủng này.
Tuy nhiên nhiều học giả cho rằng endocannibalisme (ăn thịt người chết) là những lời cáo buộc giả do chính quyền thực dân đưa ra nhằm lấy cớ đô hộ. Theo nhà nhân chủng học Napoleon Changon, hiện nay cộng đồng người Yanomamo ở Nam Âu vẫn còn tục ăn tro và xương của người quá cố sau khi hỏa táng thi thể của họ.
8. Tự ướp xác
Một số nhà sư phật giáo Sokushinbutsu ở Nhật Bản không chỉ thực hiện hành động này nhằm tự vẫn, mà họ làm theo niềm tin biến thành một xác ướp. Quá trình này bắt đầu từ việc ăn kiêng với các hạt và quả cùng với các hoạt động tập luyện thể dục khắc khổ. Việc tiêu hết lượng mỡ của cơ thể là bước đầu tiên cần đạt được. Bước thứ hai liên quan đến việc mất nước hay đầu độc cơ thể họ để ngăn chặn sự tấn công của dòi bọ. Để đạt được bước này người đó sẽ tiêu hóa rễ độc, trà độc trong khoảng thời gian 1000 ngày.
Cuối cùng các vị sư sẽ bước vào một ngôi mộ bằng đá ngồi thiền và đợi cái chết. Ngày ngày người đó sẽ rung chuông để các vị sư khác biết rằng họ còn sống. Và khi tiếng chuông không còn kêu, các vị sư sẽ bịt kín ngôi mộ, đợi 1000 ngày trôi đi trước khi mở nó ra để chứng thực về xác ướp.
9. Ăn chay đến hơi thở cuối cùng
Vimla Devi - người phụ nữ Ấn Độ là một biểu tượng chiến thắng bệnh ung thu mất vào năm 2006. Tuy nhiên, nguyên nhân cái chết của cô không phải do ung thư mà là do cô đã ăn kiêng 13 ngày một nghi thức được gọi là santhara. Tự nguyện chết thông qua nghi thức ăn kiêng được cộng đồng những người theo đạo Jana thực hiện, cộng đồng này tin rằng điều đó sẽ chống lại bạo lực đối với loài người.
Santhara thường bắt đầu sau khi người đó quyết định mục tiêu cuộc đời đã đạt được và sẵn sàng cho cuộc gột rửa tâm hồn. Đây được xem là một trong những hình thức tự tử. tuy nhiên ở cộng đồng này việc ngăn cản santhara là một điều kiêng kị.
10. Táng lộ thiên
Các tín đồ hỏa giáo (Zoroastrians) tin rằng sau khi chết, thi thể có thể ôi nhiễm. hỏa táng hay chôn bị loại trừ vì họ tin rằng chúng sẽ làm ô nhiễm các vật chất thiêng liêng như lửa và đất. Vì vậy họ tiến hành một nghi lễ được gọi là “táng lộ thiên”, thi thể người quá cố sẽ được dữ trọng một chiếc tháp có tên “tháp Câm Lặng” và để những con kền kền tới rỉa xác. Ngày nay, nghi lễ này vẫn dược tiến hành ở tiểu lục địa Ấn Độ. Và số lượng kền kền ở Ấn Độ gần đây đã giảm đi khiến cho quá trình này trở nên khủng khiếp hơn.
Lê Thúy (theo Strange)